Cười cũng bị lây

Nếu bạn thấy 2 người đang phá lên cười vì một câu chuyện nào đó, rất có thể bạn cũng mỉm cười theo, cho dù chả ý thức điều này. Một nghiên cứu mới đã khẳng định cười cũng bị lây.

 "Có vẻ như câu nói này hoàn toàn đúng: Hãy cười đi và cả thế giới sẽ cười với bạn", Sophie Scott, nhà khoa học thần kinh tại Đại học London nhận định. "Chúng ta đã biết rằng khi nói chuyện với một ai đó, mọi người thường tái hiện hành vi của họ, dùng đúng từ mà họ dùng và bắt chước cả cử chỉ. Nay chúng tôi đã tìm thấy điều tương tự ở tiếng cười".

Nhóm đã phát hiện bộ não người phản ứng với âm thanh của tiếng cười và đẩy các cơ mặt tham gia vào sự vui đùa. Trong nghiên cứu, Scott và cộng sự cho những tình nguyện viên nghe các loại âm thanh khác nhau và đo phản ứng não bằng công nghệ chụp cộng hưởng từ. Một số âm thanh tích cực như cười đùa hay hò reo, một số tiêu cực như gào thét hay nôn mửa.

Kết quả cho thấy tất cả âm thanh đều gây ra phản ứng ở vùng vỏ não tiền cơ vận động - có chức năng làm cho cơ mặt chuyển động tương ứng với âm thanh. Phản ứng rõ nét hơn ở những âm thanh tích cực - chứng tỏ chúng dễ lây hơn là âm thanh tiêu cực. Điều này cũng lý giải vì sao chúng ta cười ngoài chủ ý khi nhìn thấy người khác cười.

Nhóm cũng kiểm tra cơ mặt và nhận thấy mọi người thường mỉm cười khi nghe thấy tiếng cười, nhưng không tỏ bộ mặt nhăn nhó khi nghe âm thanh ói mửa. Đó là do con người luôn có xu hướng tránh đi cảm xúc và âm thanh tiêu cực.

Sự lây nhiễm các cảm xúc tích cực có thể là một yếu tố xã hội quan trọng. Một số nhà khoa học cho rằng tổ tiên loài người đã cười cùng nhau trước khi nói được và tiếng cười có thể là tiền thân của ngôn ngữ.

"Chúng ta thường bắt gặp những cảm xúc tích cực, như cười đùa hay hò reo, trong các tình huống tập thể, chẳng hạn như khi đang xem phim hài hay xem bóng đá cùng bạn bè", Scott nói. "Phản ứng não này - tự động đẩy chúng ta tới nụ cười hay tiếng cười, là một cách để mô phỏng hành vi của người khác, giúp chúng ta giao tế dễ dàng hơn. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ trong tập thể".

Scott và cộng sự sẽ tiếp tục tìm hiểu những phản ứng tình cảm này ở những người bị tự kỷ, vốn kém trong giao tiếp xã hội và xử lý tình cảm - để hiểu thêm về căn bệnh.

M.T.

Theo Livescience, Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video