Đại học Y khoa của Mỹ phát hiện: Trẻ ngủ không đủ 9 giờ mỗi đêm sẽ có ít chất xám hơn

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ, đặc biệt là chất xám.

Trẻ ngủ ít ảnh hưởng đến chất xám

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Y khoa Maryland (UMSOM, Mỹ), trẻ em ở độ tuổi tiểu học ngủ ít hơn 9 giờ mỗi đêm có sự khác biệt đáng kể ở một số vùng não chịu trách nhiệm về trí nhớ, trí thông minh và sức khỏe so với bạn cùng lứa ngủ đủ 9 - 12 giờ mỗi đêm. Kết quả đã được công bố trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health.

Những khác biệt này tương quan với các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm, lo lắng và hành vi bốc đồng ở người thiếu ngủ. Ngủ không đủ giấc cũng có liên quan đến những khó khăn về nhận thức, bao gồm: Trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu được thu thập từ hơn 8.300 trẻ em từ 9 - 10 tuổi. Họ kiểm tra hình ảnh MRI, hồ sơ y tế và khảo sát những người tham gia cũng như phụ huynh. Quy trình được lặp lại khi trẻ 11 - 12 tuổi.


Trẻ ngủ dưới 9 giờ một đêm có ít chất xám hơn.

"Chúng tôi phát hiện, những trẻ ngủ không đủ giấc (ít hơn 9 giờ mỗi đêm) có ít chất xám hơn. So với bạn cùng lứa, khối lượng một số vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát sự chú ý, trí nhớ ở những trẻ này cũng nhỏ hơn. Những khác biệt này vẫn tồn tại sau hai năm", tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Ze Wang - chuyên gia về X quang chẩn đoán và Y học hạt nhân tại UMSOM, cho biết.

Đây là một trong những phát hiện đầu tiên chứng minh tác động lâu dài của việc thiếu ngủ đối với phát triển nhận thức thần kinh ở trẻ em. Theo Tiến sĩ Wang và các đồng nghiệp, nghiên cứu có thể hỗ trợ đáng kể cho các khuyến nghị hiện tại về giấc ngủ ở trẻ em.

Trong các đánh giá tiếp theo, nhóm nghiên cứu phát hiện, những người tham gia ngủ đủ giấc có xu hướng dần ngủ ít hơn trong vòng hai năm. Điều này là bình thường khi trẻ bước sang tuổi thiếu niên. Trong khi đó, nhóm ngủ ít không thay đổi nhiều về số giờ ngủ.

Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ?

Nhu cầu về giấc ngủ sẽ khác nhau theo từng độ tuổi. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (NSF) khuyến nghị, trẻ em nên có thời lượng ngủ như sau:

Độ tuổiSố giờ ngủ
0-3 tháng tuổi14-17 giờ
4 - 11 tháng tuổi12-15 giờ
Từ 1 - 2 tuổi11-14 giờ
Từ 3 - 5 tuổi10-13 giờ
Từ 6 - 13 tuổi9-11 giờ

Các nhà khoa học cũng khuyến khích cha mẹ nên cho bé tắm nắng vào mỗi buổi sáng để đón nhận ánh sáng tự nhiên trong ngày. Khi ánh sáng mặt trời xâm nhập vào mắt, một thông điệp sẽ được truyền đến não bộ để thông báo về việc tạm dừng sản sinh hormone melatonin. Điều này giúp con bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và tạo ra melatonin vào thời gian cần thiết trong chu kỳ ngủ của trẻ.


Cha mẹ nên chú trọng tới khẩu phần ăn, đồng hồ sinh học của trẻ.

Bên cạnh đó, các phụ huynh nên thiết lập đồng hồ sinh học giúp con bằng cách tạo ra những thói quen tốt trước giờ đi ngủ. Một số các giải pháp giúp bé dễ đi vào giấc ngủ như hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh, hát hoặc kể chuyện cho con nghe và tạo không khí phòng ngủ yên tĩnh, dễ chịu.

Đặc biệt, cha mẹ cũng nên lưu ý về khẩu phần ăn trong ngày. Người lớn hãy đảm bảo trẻ đã có một bữa ăn tối đầy đủ vào thời gian hợp lý. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ sẽ tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái.

Cập nhật: 13/08/2022 Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video