Đại tuyệt chủng lần 6 đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với mọi dự báo, lỗi hoàn toàn do con người

Tuyệt chủng là sự suy giảm rõ rệt mức độ phong phú và đa dạng các loài sinh vật lớn Hiện tượng này diễn ra khi tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh so với tốc độ hình thành loài. Từ khi sự sống xuất hiện trên Trái đất, hành tinh của chúng ta đã trải qua 5 sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, với 50% số loài động thực vật trở lên bị tuyệt diệt.

Trong hầu hết các đợt đại tuyệt chủng, khoảng 70-95% chủng loài thực vật, động vật và vi sinh vật từng tồn tại trên hành tinh đã biến mất. Đợt đại tuyệt chủng xảy ra gần đây nhất (0và cũng được biết đến nhiều nhất) diễn ra cách đây 66 triệu năm, khi một thiên thạch khổng lồ đâm vào Trái đất khiến 75% sự sống trên Trái đất, bao gồm cả khủng long bị xóa sổ hoàn toàn.

Đại tuyệt chủng lần 6 đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự báo

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học liên tục cảnh báo chúng ta đang ở giai đoạn giữa của cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 của Trái đất. Nguy hiểm ở chỗ, 5 lần đại tuyệt chủng trước đều có nguyên nhân là các thảm hoạ tự nhiên, như núi lửa phun, thiên thạch đâm vào Trái đất. Tuy nhiên, với riêng đợt đại tuyệt chủng lần thứ 6, thủ phạm gây ra sự biến mất trên diện rộng của các loài động vật lại chính là con người.


Con người là nguyên nhân chính gây ra cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 này.

Đáng báo động hơn, tốc độ diễn ra đợt đại tuyệt chủng lần thứ 6 trên Trái đất lại nhanh hơn nhiều so với mọi dự báo, ít nhất là trong vài thập niên gần đây, theo nghiên cứu mới nhất đăng trên tạp chí khoa học Proceedings của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS).

Giáo sư Gerardo Ceballos González, một trong các tác giả của nghiên cứu, cho biết khoảng 173 chủng loài đã biến mất chỉ trong hơn một thập kỷ, từ năm 2001 đến 2014.

"Đã có 173 chủng loài bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng đã nhanh hơn 25 lần so với điều kiện tiến hoá bình thường của tự nhiên. Nếu tính trong 100 năm qua, hơn 400 loài động vật có xương sống đã biến mất, với nguyên nhân chủ yếu là do con người. Trong khi đó, quá trình này bình thường phải kéo dài trong ít nhất 10.000 năm".

"Đây hoàn toàn là lỗi của chúng ta", giáo sư Gerardo nhấn mạnh.

Đặc biệt, quá trình này còn diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn khi các đại dương đang không ngừng nóng dần lên, nạn phá rừng và biến đổi khí hậu đang khiến sự đa dạng của thảm thực vật bị xâm hại nghiêm trọng, cũng như số lượng động vật đang giảm xuống với tốc độ nhanh chưa từng thấy qua từng năm


Khoảng 75% đất đai và và 66% hệ sinh thái biển của Trái đất đã bị biến đổi dưới nhiều hình thức.

Theo ước tính của các nhà khoa học, 1 triệu trong tổng số 8 triệu loài động thực vật trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài giờ đây đang cao hơn ít nhất hàng chục lần so với mức trung bình của 10 triệu năm.

Kể từ khi hình thành nên các nền văn minh sơ khai cho tới nay, con người đã thay đổi đáng kể môi trường sống trên Trái đất. Khoảng 75% đất đai và và 66% hệ sinh thái biển của Trái đất đã bị biến đổi dưới nhiều hình thức. Chính con người cũng là tác nhân phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, góp phần xóa sổ 600 loài thực vật trong 250 năm qua. Do tác động của con người, tốc độ tuyệt chủng của một loài thực vật nhanh hơn tới 500 lần.

Đáng lo ngại hơn, sự biến mất của một số động thực vật sẽ tạo ra "hiệu ứng domino tuyệt chủng". Trong tự nhiên, tất cả các loài động vật đều có mối liên hệ mật thiết với nhau theo nhiều cách. Theo ghi nhận từ nhóm nghiên cứu của PNAS, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng tập trung chủ yếu ở các khu vực đang bị bàn tay con người tác động mạnh. Việc mất đi thậm chí một loài cũng có thể phá vỡ chuỗi thức ăn, dẫn đến hậu quả là toàn bộ cộng đồng sinh học sụp đổ theo.

Cập nhật: 03/06/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video