Đập nước gây biến đổi khí hậu

Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, các hồ chứa nước, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, là nguồn đáng kể gây ô nhiễm khí nhà kính quy mô toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu Brazil ước tính năm 2007 rằng, khí methane từ các hồ chứa, đập thủy điện chịu trách nhiệm đối với 4% biến đổi khí hậu do con người gây ra.


Các yếu tố chính ảnh hưởng phát thải khí nhà
kính của đập nước (Đồ họa: International Rivers)

Khí nhà kính, chủ yếu methane (CH4) và carbon dioxide (CO2), được phát thải từ tất cả vài chục hồ chứa nước được khảo sát. Khí thoát ra từ bề mặt hồ chứa, các turbin, đập tràn và hàng chục cây số phía hạ nguồn. Lượng phát thải lớn nhất ở vùng khí hậu nóng. Các nhà máy thủy điện công suất lớn ở vùng nhiệt đới có thể tác động việc trái đất ấm lên với mức độ lớn hơn rất nhiều so với những nhà máy chạy bằng năng lượng hóa thạch có cùng sản lượng điện.

“Nhiên liệu” cho những phát thải này là việc thối rữa, phân hủy của chất hữu cơ có trong thực vật và đất đai bị ngập nước khi hồ chứa lần đầu tích nước. Carbon trong sinh vật phù du và thực vật sống và chết trong hồ chứa, mảnh vụn (cát, sỏi…) bị rửa trôi từ nguồn nước phía trên và tình trạng ngập lụt theo mùa khu vực xung quanh hồ chứa khiến việc phát thải khí nhà kính kéo dài liên tục, chừng nào hồ chứa còn tồn tại.

Vai trò của hồ chứa với tư cách gây ô nhiễm, tác động biến đổi khí hậu thu hút sự chú ý ngày càng tăng của cộng đồng chính sách cũng như khoa học khí hậu.

Theo Đất Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video