Đâu là điểm khác biệt giữa Samurai và Ninja? (Phần 1)

Như các bạn đã biết, Samurai và Ninja luôn là những thế lực nổi tiếng và cùng nhau góp phần tạo nên nền văn hóa Nhật Bản vô cùng đặc trưng. Vậy, giữa 2 thế lực này có gì khác biệt?

1. Nguồn gốc

Nếu samurai là những người thuộc tầng lớp quý tộc trong chế độ phong kiến Nhật Bản thì ninja lại có nguồn gốc từ tầng lớp thứ dân.

Vào đầu thời Heian (cuối thế kỷ thứ 8 đến đều thế kỷ thứ 9), Thiên Hoàng Kammu - với tham vọng bành trướng lãnh thổ để củng cố quyền lực - đã cho quân đàn áp phiến quân Emishi nhưng lại thất thủ bởi quân đội của ông ta khi đó thiếu kỷ luật và ý chí chiến đấu.

Để lật ngược tình hình, Thiên Hoàng đã chiêu dụ các thế lực địa phương, phong họ là Shogun (Tướng quân). Với sức mạnh, kĩ thuật của họ, quân nổi loạn đã dễ dàng bị đàn áp.

Dần dà, quân đội triều đình của Thiên Hoàng bị giải tán, các thị tộc Kyoto đã củng cố quyền lực, mua quan bán tước, bóc lột dân chúng. Họ chiêu mộ những người tha hương trên đất Kanto, huấn luyện họ, đào tạo họ về võ thuật để trở thành đội quân thiện chiến. Họ được gọi là samurai, đã vươn lên từ tầng lớp đầy tớ trở thành thế lực vũ trang độc quyền.

Đến giữa thời Heian, thế lực này đã được tổ chức, vũ trang giống như quân đội Nhật Bản và được ban hành luật lệ riêng. Đó chính là Bushidou (võ sĩ đạo).


Bushidou chính là tinh thần của samurai

Thông qua các hoạt động bảo vệ, bảo kê giới quý tộc, họ đã dần nắm được thế lực trong giới chính trị và để rồi đã vượt qua cả tầng lớp quý tộc truyền thống. Đến thời Mạc Phủ Kamakura, samurai từ tầng lớp võ phu thô lỗ vô học trở thành tầng lớp chiến binh quý tộc có học thức, giáo dục, văn võ song toàn.

Từ đó, tầng lớp này dần trở thành tầng lớp thống trị bộ mặt của nước Nhật thời phong kiến.

Những vị kiếm sĩ tài ba của đất nước này, những vị tướng quân anh dũng, lãnh chúa kiêu hùng đều có nguồn gốc từ những samurai. Về mặt cơ bản, những dòng họ samurai lớn như gia tộc Minamoto đều có nguồn gốc gắn với Thiên Hoàng, đều là thành viên của hoàng thất.


Minamoto no Yorimitsu - vị tướng huyền thoại của đại gia tộc samurai Minamoto.

Ngược với lịch sử hoành tráng kia, nguồn gốc của nhẫn giả đa số đều là những dấu chấm hỏi. Theo lịch sử ghi chép, thế lực này xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 14 cuối thời Heian, tuy nhiên đó có phải là sự thật không thì còn chưa rõ bởi tính chất hoạt động bí mật của họ.

Về tầng lớp cấu thành, nhiều sử gia đều thống nhất rằng nhẫn giả có nguồn gốc từ thứ dân, hoặc những samurai vô chủ như các ronin.


Nhẫn giả cũng có thể là những kẻ đã từ bỏ danh phận samurai để thực hiện nhiệm vụ.

2. Nguyên tắc hoạt động

Nếu danh hiệu samurai là đỉnh cao của danh dự và sự can trường trong chiến trận thì ninja đại diện cho sự bẩn thỉu, hèn hạ, sẵn sàng tìm cách thoát chết bằng mọi giá. Khi các võ sĩ samurai luôn tìm kiếm vinh quang, ninja lại hoạt động trong bí mật.

Samurai có rất nhiều nguyên tắc cứng nhắc, có xu hướng "đường đường chính chính", rất trung thành, coi trọng khí tiết và danh dự của mình.

Nếu danh dự của họ bị xúc phạm, phạm tội tày đình, bị rơi vào tay giặc hoặc muốn chứng minh sự trong sạch, họ sẽ tự sát. Hình thức tự sát của họ có tên là seppuku (mổ bụng), 1 nghi lễ rất rườm rà và đòi hỏi tinh thần can trường của cá nhân người kiếm sĩ.


Nghi lễ mổ bụng.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp samurai hèn hạ bất trung, phản bội chủ vì tham vọng. Nổi tiếng trong số đó chính là Akechi Mitsuhide, cựu môn hạ của Oda Nobunaga, kẻ đã góp phần gây ra sự kiện Honnoji khiến Nobunaga phải tự sát. Vậy nên, mặc cho những quy tắc cao quý kia thì samurai trong 1 số trường hợp cũng không khác gì những tầng lớp bình thường.


Sự kiện Honnoji.

Khác với nhiệm vụ bảo vệ, chiến đấu nơi chiến trường của samurai, ninja lại toàn những nhiệm vụ không được vinh quang lắm, như: gián điệp, xâm nhập, phá hoại, ám sát, tập kích bằng số lượng. Trẻ không tha, già không thương. Nhà sử học quân sự Hanawa Hokinoichi có viết:

"Họ ngụy trang ở bất cứ các khu vực lãnh thổ của đối phương để đánh giá tình hình của địch, họ sẽ dụ dỗ bằng cách riêng của mình, tiến vào giữa đối phương để phát hiện ra những khoảng trống và xâm nhập vào lâu đài của đối phương để phóng hỏa, ám sát hay theo dõi bí mật."


Khác với nghi lễ seppuku rườm rà, khi bị bắt, ninja sẽ thủ tiêu cả đồng đội và tự sát để bảo toàn bí mật của nhiệm vụ.

Điểm giống nhau duy nhất giữa samurai và ninja về cách hoạt động có lẽ là... giết người không gớm tay. Mặc dù nhìn có vẻ như rất vẻ vang, nhưng tầng lớp samurai lại có lượng lớn những thành phần biến chất, lạm quyền, thượng đẳng, coi thường sinh mạng của những tầng lớp thấp kém và giết người như cỏ rác.

Có rất nhiều giai thoại cho thấy nhiều samurai chém người để thử kiếm, thậm chí là chém 1 cách vô cớ. Họ có thể chất đầy đầu của nạn nhân vô tội trong sân nhà, thậm chí còn đem bêu đầu thị chúng như những chiến lợi phẩm.

(còn tiếp...)

Cập nhật: 17/12/2020 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video