Đây là lý do vì sao bạch tuộc được công nhận là sinh vật quái dị nhất hành tinh

Khi nghĩ về một sinh vật được xem là kỳ dị nhất, nhiều người sẽ lựa chọn một loài côn trùng nào đó, hoặc nhện, hoặc ít ra phải cỡ loài gấu nước (tardigrade) với khả năng tiệm cận sự bất tử.

Nhưng không, danh hiệu ấy được khoa học trao cho một sinh vật biển. Đó là bạch tuộc.


Bạch tuộc có đến 3 trái tim, máu màu xanh lam, có khả năng tự hồi phục xúc tu nếu bị đứt.

Kể ra thì bản thân bạch tuộc cũng là một loài kỳ dị thật. Chúng có đến 3 trái tim, máu màu xanh lam, có khả năng tự hồi phục xúc tu nếu bị đứt. Chưa hết, chúng có khả năng nguỵ trang thượng thừa, và đặc biệt là cực kỳ thông minh đến mức biết sử dụng công cụ để phục vụ cho cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên chưa đủ để biến bạch tuộc thành loài kì dị nhất hành tinh này. Nguỵ trang và mọc lại bộ phận đã mất? Tắc kè cũng làm được! Giun đất thì có đến 5 trái tim, trong khi tinh tinh cũng có thể sử dụng công cụ khi cần thiết.

Thứ khiến bạch tuộc trở nên khác biệt nằm ở một chỗ khác. Đó là khả năng tự điều chỉnh, tự thiết kế lại các ARN trong cơ thể, và khả năng này đã có trước khi con người hiện đại xuất hiện  khoảng 200.000 năm.

Lý do nào tạo ra khả năng này thì chưa ai rõ, nhưng theo các nhà khoa học, bạch tuộc ngày nay điều chỉnh ARN là để phục vụ sinh tồn khi nhiệt độ môi trường thay đổi.

Chỉnh sửa ARN là gì và tại sao nó đặc biệt?

Chỉnh sửa ARN cũng khá giống với ADN, nhưng lại cho kết quả tuyệt vời hơn với khác biệt nằm ở hiệu ứng trong dài hạn.


Bạch tuộc có khả năng tự chỉnh sửa ARN.

ADN là một phần nhỏ của hàng nghìn tỉ tế bào trong cơ thể người. Vậy nên nếu thay đổi mã ADN trong 1 tế bào, đó là sự thay đổi vĩnh viễn trong bộ gene và truyền được qua các thế hệ tiếp theo. Đó cũng là cách các loài vật tiến hóa trong hàng triệu năm qua.

Nhưng bạch tuộc thì khác. Chúng chỉnh sửa lại ARN - thứ ngắn và nhỏ hơn ADN, và điều này giúp chúng được phép "thử nghiệm" những tính trạng phù hợp với môi trường mà không phải lo về chuyện ảnh hưởng đến bộ gene của các thế hệ kế tiếp.

"Nói cách khác, đột biến ARN hay chỉnh sửa ARN không nguy hiểm như ADN. Bạn có thể làm mọi thứ với ARN, thử mọi khả năng có thể xảy ra mà không lo tổn hại được duy trì cho thế hệ sau." - trích lời giáo sư Eli Elisenberg từ ĐH Tel-Aviv (Israel).

Khác với ADN, ARN không có tính di truyền, nghĩa là bạn có thể chỉnh sửa ARN ở từng bộ phận trong cơ thể. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu còn nhận ra rằng bạch tuộc có thể chỉnh ARN trong tế bào não, để có thể phát triển tốt hơn. Bởi vậy, có giả thuyết cho rằng khả năng này chính là thứ đã giúp bạch tuộc là loài thông minh nhất trong số động vật thân mềm hiện nay.


ARN không có tính di truyền, nghĩa là bạn có thể chỉnh sửa ARN ở từng bộ phận trong cơ thể.

Nhiều loài động vật - bao gồm cả con người - cũng đang sở hữu những enzyme cần thiết để chỉnh sửa ARN, nhưng cơ chế không hề hiệu quả  khi so với bạch tuộc. Chẳng hạn ở người có khoảng 10 khu vực chỉnh sửa ARN, trong khi bạch tuộc có đến hàng vạn.

Dẫu vậy ở thời điểm hiện tại, công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR đã cho phép con người tác động được đến ARN. Vậy nên rất có thể trong tương lai khả năng sửa ARN sẽ không còn là độc nhất nữa.

Cập nhật: 31/07/2019 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video