Đây là lý do vì sao một nửa não bộ vẫn thức khi bạn ngủ xa nhà

  •   52
  • 3.050

Bạn có biết khi ta ngủ ở một địa điểm mới lần đầu tiên, thì có một nửa não bộ của chúng ta còn thức không?

"Bạn ngủ có ngon không?"

Tôi đã hỏi rất nhiều người bạn của mình câu hỏi này sau khi họ trải qua một đêm trên chiếc đi-văng của tôi. Hóa ra, hầu hết họ đều nói dối khi trả lời rằng: "Rất tuyệt!"

Việc khó ngủ trong một môi trường mới là hoàn toàn phổ biến mà các nhà thần kinh học đã đặt cho nó cái tên FNE - hiệu ứng đêm đầu tiên (first-night effect). Nghiên cứu mới cho thấy, về cơ bản, FNE là đương lượng thuộc hệ thần kinh của giấc ngủ với một mắt mở.

Một cuộc nghiên cứu được công bố gần đây trên tờ Current Biology cho biết, khi lần đầu tiên bạn ngủ ở một môi trường mới, thì chỉ có một nửa não bộ của bạn là thực sự nghỉ ngơi.

FNE - hiệu ứng đêm đầu tiên

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người ngủ trong một môi trường mới bằng việc đo lường hoạt động sóng não bộ của họ trong giai đoạn thứ ba – giai đoạn sâu nhất của chu kỳ giấc ngủ. Trong thí nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu thấy rằng các chủ thể ngủ đã trải nghiệm nhiều hoạt động ở bán cầu não trái hơn là bán cầu não phải trong đêm đầu tiên của giấc ngủ, đồng nghĩa rằng bán cầu não trái vẫn tương đối cảnh giác với môi trường xung quanh.

Khi các chủ thể tiếp tục ngủ ở cùng một địa điểm trong đêm thứ hai, tính không đối xứng giữa hai bán cầu sẽ biến mất và cả hai bán cầu sẽ nghỉ ngơi hoàn toàn.

Rất nhiều loài chim hay các động vật có vú sống dưới nước, bao gồm cả cá heo và sư tử biển, đều có hình thức ngủ giống như vậy. Chỉ có một nửa bộ não chúng là hoàn toàn nghỉ ngơi để chúng có thể cảnh giác với những mối đe dọa tiềm ẩn khi chúng ngủ. Để kiểm tra mô hình giấc ngủ không đối xứng của con người trong những môi trường không quen thuộc có phục vụ những chức năng tương tự hay không, thì các nhà nghiên cứu đã khảo sát liệu đặc thù giấc ngủ nhẹ của FNE có làm cho các chủ thể ngủ phản ứng nhiều hơn với các kích thích bên ngoài.

Để làm điều này, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu các chủ thể: trong khi ngủ, nếu nghe thấy bất kỳ âm thanh gì thì hãy gõ nhẹ ngón tay khi thức dậy. Các chủ thể ngủ trong hai buổi tối ở cùng một địa điểm, và các nhà nghiên cứu đều bật âm thanh cả 2 đêm. Thời gian phản ứng lại từ âm thanh đến tiếng vỗ nhẹ trong ngày thứ nhất nhanh hơn nhiều so với ngày thứ hai. Điều này chỉ ra rằng bởi vì FNE, bộ não không chỉ cảnh giác hơn mà còn thức dậy nhanh hơn.

Khó ngủ trong một môi trường mới

Các nhà nghiên cứu không chắc chắn lý do tại sao FNE gây ra sự cảnh giác ở bán cầu não trái chứ không phải là bán cầu não phải, nhưng họ cho rằng bởi lẽ các bán cầu được lên dây khác nhau. Các kết nối thần kinh giữa các phần của não bộ - nơi mà diễn ra giấc ngủ sâu, được biết đến là "mạng lưới chế độ mặc định", và phần còn lại của bộ não mạnh hơn ở bán cầu trái. Điều này có thể làm cho sự tỉnh táo ở bán cầu trái hữu ích hơn nhiều sự tỉnh táo ở bán cầu não phải, bởi vì các kết nối mạnh hơn có thể tạo ra phản ứng nhanh hơn với các kích thích nhận thức trong khi ngủ.

Thậm chí mức độ thoải mái của chiếc giường cũng không quan trọng khi nói đến việc ngủ trong một môi trường mới. "Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã thu thập được một báo cáo chủ quan về sự buồn phiền, không an tâm." – Yuka Sasaki, một trong những nhà nghiên cứu tiến hành cuộc thử nghiệm cho biết. "Không ai thực sự chỉ ra sự không thoải mái trong thời kỳ đầu tiên, nhưng tất cả mọi người đều chỉ ra FNE."

Những kết quả này cho thấy một giấc ngủ nhẹ, không đối xứng mà chúng ta trải qua trong đêm đầu tiên ở một môi trường mới thực ra là một cơ chế bảo vệ trong người chúng ta. Nhưng, thật may mắn là, chúng ta vẫn có thể trở lại một giấc ngủ sâu một khi chúng ta đã quen thuộc với một địa điểm mới.

Cập nhật: 05/03/2017 Theo genK.vn
  • 52
  • 3.050