Đây là vương quốc kiểm soát vàng trong thế giới cổ đại, người dân không cần làm mà vẫn có ăn

Vào thời Trung cổ, những câu chuyện về vùng đất vàng ở Châu Phi đã lan rộng khắp Châu Âu. Các thương gia Ả Rập thời đó gọi vùng đất này là Đế chế Wagadu, hay còn được gọi với một cái tên khác là Đế chế Ghana.

Đế chế Ghana trước đây được coi là nơi sản xuất ra vàng ở Châu Phi, tại đó nhà vua là người sở hữu tất cả số vàng với những viên ngọc được làm bằng vàng nặng từ 25 gram đến cả nửa kg. Trên thực tế, thế giới hiện đại cũng có một nơi được gọi là Ghana, tên đầy đủ là Cộng hòa Ghana, nhưng đây chỉ là một quốc gia mượn tên Đế chế Ghana. Tuy nhiên vị trí của quốc gia này lại nằm cách xa lãnh thổ của Đế chế Wagadu khi xưa.

Theo những ghi chép lịch sử, Đế chế Ghana cổ đại bao phủ khắp các khu vực như Mauritania, Senegal và Mali ngày nay. Những người dân tại nơi đây không cần làm mà vẫn có ăn, mỗi ngày nhà vua sẽ cung cấp hơn 10.000 bữa ăn cho thần dân của mình. Mỗi sáng nhà vua thường đi xe dạo quanh thành phố và giải quyết xung đột giữa những người dân.


Đế chế Ghana trước đây được coi là nơi sản xuất ra vàng ở Châu Phi.

Đế chế Ghana tồn tại và phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 11, những người cai trị nơi đây được gọi với một cái tên là ghana, có nghĩa là các vị vua chiến binh và đó cũng là lý do tại sao những thương nhân Ả Rập gọi vùng đất này với cái tên đó.

Thủ đô của Đế chế này là Koumbi Saleh bao gồm hai thành phố và có dân số khoảng 15.000 người. Thành phố đầu tiên là nơi sinh sống của những người Wagadu, trong khi đó thành phố thứ hai thì lại chủ yếu là các thương gia Ả Rập và Berber. Người dân Wagadu làm chủ được sắt và có thể chế tạo ra những công cụ và vũ khí sử dụng trong quân đội và những người thợ rèn thường được gọi là các “pháp sư”, bởi vậy quân đội của Đế chế này mạnh hơn rất nhiều so với các quốc gia xung quanh. Vào thời kỳ đỉnh cao (khoảng năm 1000 sau Công nguyên), Đế chế Wagadu có một đội quân thường trực gồm 200.000 binh lính, trong đó có 40.000 cung thủ.


Đế chế Wagadu là quốc gia thương mại đầu tiên ở Tây Phi.

Độc quyền kinh doanh vàng và muối

Theo những tài liệu khảo cổ học, Đế chế Wagadu là quốc gia thương mại đầu tiên ở Tây Phi. Giao thông vận tải trên sa mạc diễn ra rất khó khăn bởi vậy họ thường đi theo đường thủy và được hỗ trợ bởi các con sông lớn, trong đó huyết mạch quan trọng nhất là 3 con sông Gambia, Senegal và Niger.

Nhưng sau khi loài lạc đà được du nhập đến Đế chế này, các thương gia có thể chất hàng hóa và buôn bán trên khắp Sahara và điều này cũng đưa đế chế này bước vào giai đoạn bùng nổ thương mại.


Đế chế Ghana còn sở hữu một mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất thế giới nằm ở biên giới phía nam.

Đế chế này có một vị trí địa lý được xem là ngã tư của các tuyến đường thương mại quan trọng, các thương gia Ả Rập và Berber mang muối từ phía bắc xuống, vàng và ngà voi đến từ phía nam lên.

Đế chế Ghana còn sở hữu một mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất thế giới nằm ở biên giới phía nam, nhưng vị trí chính xác của nó tới nay vẫn chưa ai rõ vì nó được coi là bí mật quốc gia nên không có bất kỳ ghi chép nào đề cập đến. Các vị vua Wagadu thường tích trữ vàng, do đó kiểm soát lượng vàng trên thị trường và đây cũng là cách để họ giữ giá vàng luôn ở mức cao.

Phương thức trao đổi, giao dịch hàng hóa được diễn ra trong thầm lặng

Do rào cản ngôn ngữ nên người Wagadu thường sử dụng hình thức trao đổi và giao dịch "câm", các thương gia có thể thỏa thuận giá cả giao dịch mà không cần phát ra một lời nào. Các nhà giao dịch sẽ quyết định gặp mặt nhau tại một địa điểm nhất định đã được hẹn trước để tiến hành giao dịch. Sau khi đem các loại hàng hóa như muối, ngà voi tới chỗ hẹn, các thương gia sẽ bước ra xa và đánh trống để báo hiệu sự có mặt của mình.

Sau đó sẽ có một nhóm người đi tới xem hàng hóa và đặt một lượng vàng nhất định bên cạnh hàng hóa rồi tiếp tục đi ra xa rồi đánh trống để nhóm đầu tiên quay trở lại, nếu đồng ý với số vàng đó thì họ chỉ cần cấm lấy túi vàng và rời đi. Nếu không họ sẽ tiếp tục tiến ra xa đánh trống để nhóm thứ hai tiếp tục bỏ thêm vàng vào túi. Toàn bộ quá trình giao dịch này đều được diễn ra một cách trung thực, họ sẽ không đụng tới vàng hay hàng hóa cho đến khi cả hai bên đã đạt được thỏa thuận về giá.


Người Wagadu thường sử dụng hình thức trao đổi và giao dịch "câm".

Sự sụp đổ của Đế chế Wagadu

Sự sụp đổ của Đế chế giàu có này đến từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Các tuyến đường thương mại theo thời gian cũng dần thay đổi và xuất hiện xa hơn về phía đông. Ngoài ra, ở Guinea ngày nay, các mỏ vàng mới và có trữ lượng lớn bắt đầu được hoạt động và khiến cho Đế chế Ghana mất dần quyền kiểm soát thương mại và kiếm soát giá vàng.

Gia súc bị chăn thả quá mức khiến cho đồng cỏ biến thành sa mạc. Dân số quá đông dẫn đến khan hiếm tài nguyên nước, thiếu đất canh tác, tình trạng thiếu lương thực diễn ra đặc biệt nghiêm trọng bởi những đợt hạn hán kéo dài trong hơn một thập kỷ.

Sự bành trướng của Hồi giáo ở Châu Phi cận Sahara đã hỗ trợ cho Almoravids, một đế chế của người Berber ở phương bắc xâm lược Đế chế này vào năm 1076. Sau đó Đế chế Ghana bị xóa sổ và được thay thế bởi vương quốc Sosso (1180-1235). Tới nay 1240, nơi đây thuộc về Đế chế Mali và đây cũng là Đế chế sinh ra vua Musa - người giàu nhất trong lịch sử nhân loại (tiêu tổng cộng 12,3 tấn vàng trong chuyến đi hành hương từ Mali tới Mecca và làm lũng đoạn cả thị trường Ai Cập và Trung Đông thời điểm đó).

Cập nhật: 25/03/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video