Cleopatra - người phụ nữ quyền lực nhất của thế giới cổ đại

  •   3,52
  • 10.236

Cleopatra có lẽ là vị nữ hoàng nổi tiếng nhất của thế giới cổ đại. Bà nổi tiếng không chỉ với sắc đẹp của mình mà còn chính vì những nét sắc sảo thông minh của mình và đã trở thành đề tài khai thác của nhiều tác phẩm điện ảnh, sân khấu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn một vài nét chính cuộc đời và những sự kiện xung quanh người phụ nữ đầy quyền lực này.

Cleopatra lên nắm quyền khi bà mới 17 tuổi và cai trị Ai Cập cổ đại từ 51-30 Trước CN. Là một thành viên của nhà Ptolemy, Cleopatra là người Macedonia, tuy nhiên bà vẫn là một vị nữ hoàng của Ai cập và được dân chúng tôn thờ như một vị chúa trời. Cleopatra cũng là vị pharoah cuối cùng của Ai Cập, và nổi tiếng cùng những mối quan hệ chính trị phức tạp với đế chế La Mã. Mối quan hệ giữa Cleopatra và các nhà lãnh đạo La Mã là Julius Caesar, Mark Antony, và Augustus - kẻ thù của bà đã dẫn tới cái chết đầy bi kịch của Cleopatra sau này và đã trở thành nguồn cảm hứng khai thác của rất nhiều kịch bản sân khấu, phim ảnh.

Nữ hoàng Cleopatra

Người phụ nữ cai trị Ai Cập

Theo phong tục của người Ai Cập lúc đó, Cleopatra đã buộc lấy người em trai là Ptolemy XIII khi Ptolemy mới 12 tuổi để kế thừa ngôi trị vì từ người cha quá cố. Tuy nhiên bà đã sớm xóa tên người chồng khỏi các văn bản chính thức, bỏ qua truyền thống của nhà Ptolemy rằng sự hiện diện của người nam giới là điều bắt buộc khi có sự chia sẻ quyền lực. Bà cũng khắc bức chân dung và tên của riêng mình đồng tiền thời đó và bỏ qua người anh em của mình. Vậy tại sao mà nữ hoàng Ai Cập lại có thể hành động như vậy? Câu trả lời là có lẽ người phụ nữ Ai Cập được thừa nhận có khả năng thừa hành quyền lực và xử lý các công việc triều đình.

Dẫu người phụ nữ có nhiều quyền lợi nhưng Ai Cập không phải là một xã hội công bằng khi có sự phân hóa theo tầng lớp xã hội. Người phụ nữ không có quyền thừa kế bình đẳng với người đàn ông và chỉ có một số ít là được học hành. Bên cạnh đó tuy không bị giới hạn về mặt luật pháp, phong tục của người Ai Cập quy định rằng tầng lớp phụ nữ trung và thượng lưu thường xuyên phải gánh vác trọng trách nuôi dưỡng con cái và các hoạt động thường ngày của gia đình.

Tiền Ai Cập cổ đại

Cleopatra và Caesar

Để xóa bỏ quan hệ ràng buộc của bản thân với Ptolemy XIII, người đã buộc bà phải sống lưu vong sau một thời gian độc chiếm cai trị Ai Cập, Cleopatra cần sự hỗ trợ của người La Mã. Sau khi bà tiếp cận và chinh phục được Caesar, Ptolemy đã bị giết. Sau đó vào năm 47 TCN, để tái lập ngôi báu và đã kết hôn với người em trai khác là Ptolemy XIV mới có 11 tuổi. Cũng từ đó, mối quan hệ tình ái giữa Cleopatra và Caesar bắt đầu. Sau khi đã có được Ai cập nhờ sự giúp đỡ của Caesar, bà ta đã đẩy Caesar vào thế khó xử khi nhất quyết phải ép ông đưa mình về Rome.

Liên minh giữa Cleopatra và Julius Caesar sau đó đã càng được củng cố thêm với sự ra đời của con trai giữa hai người là Caesarion, nhằm xây dựng Ai Cập trở lại với vị thế vốn có sau thời gian dài suy yếu. Những người cộng hòa ở La Mã tự nhận là Liberators (phe tự do), do Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus cầm đầu đã ngăn chặn kế hoạch đó bằng cách quyết định giết hại Ceasar ngay tại Viện Nguyên lão Pompey. Sau vụ ám sát đó, Cleopatra đã quay trở về Ai Cập và lập Caesarion làm người đồng cai trị và thừa kế sau khi người em trai thứ hai cũng bị sát hại.

Cleopatra và Caesar

Mark Antony

Sau vụ ám sát Caesar vào ngày 15 tháng 3 năm 44 trước CN, Mark Antony một trong những thành viên Tam đầu chế cai trị Roma khi có khoảng trống quyền lực sau khi Caesar chết đã lên kế hoạch gặp gỡ nữ hoàng Cleopatra của Ai Cập. Tuy đã kết hôn với một người phụ nữ La Mã là Octavia, chị gái của Octavian - người kế nhiệm hợp pháp ngai vàng của Caesar, nhưng Antony vẫn yêu say đắm vị nữ hoàng đầy quyền lực. Octavin đã làm cho người La Mã tin rằng Mark Antony đang chuẩn bị để chuyển giao quyền lực, thứ lẽ ra là của họ cho Cleopatra. Đứng giữa mối đe dọa tiềm tàng này, cuộc cạnh tranh để thừa kế quyền lực của Ceasar đã làm tình hình ở Rome cực kì căng thẳng. Cuối cùng, Mark Antony đã li dị người vợ La Mã của mình sau khi Octavian tuyên chiến với ông và tình nhân.

Ai Cập thuộc về La Mã

Cuối cùng sau khi thất bại tại trận chiến Actium ở ngoài khơi Hy Lạp năm 31 TCN, Antony đã tự tử cùng với Cleopatra, theo như lời đồn là bỏ một con rắn độc vào ngực bà. Quân La Mã của tướng Octavian vào lãnh thổ Ai Cập và diệt vương triều của Cleopatra. Gia tộc Ptolemy đã cai trị Ai Cập kể từ sau cái chết của Alexander Đại Đế vào năm 323 trước CN. Tuy nhiên Rome luôn muốn xâm chiếm Ai Cập và chỉ có cách triều cống mới giúp gia tộc Ptolemy tồn tại trước đế chế La Mã hùng mạnh. Nhưng sau cái chết của Cleopatra thì cuối cùng Ai Cập cũng đã thuộc về Rome.

Cập nhật: 03/07/2024 Theo Genk
  • 3,52
  • 10.236