Dãy số 142857 của kim tự tháp Ai Cập được mệnh danh là con số kỳ lạ nhất trên thế giới – Vì sao?

Những con số gắn liền với kim tự tháp đến bây giờ vẫn chưa được giải mã vì quá "vi diệu".

Những con số tác động đến mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt đối với người cổ đại thì mỗi số đều mang những ý nghĩa đặc biệt riêng.

Nền văn minh Trung Hoa rất coi trọng số học. Trong thời Tiền Tần, họ đề cao số 12. Con số này tượng trưng cho sự hoàn hảo. Đây cũng là lý do xuất hiện những quy định như mười hai con giáp, hoàng đế kết hôn năm mười hai tuổi, mười hai giờ...

Trong nền văn minh Hy Lạp cổ đại, người ta cũng tin rằng 12 tượng trưng cho sự toàn vẹn.

Bên cạnh đó, nền văn minh Ai Cập cổ đại cũng rất coi trọng những con số. Người Ai Cập nổi tiếng khắp thế giới với những kim tự tháp đồ sộ. Những công trình còn sót lại vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn đối với nhân loại. Người ta tò mò không biết ai là người đã xây dựng nên những kim tự tháp này?

Các kim tự tháp có quá nhiều bí ẩn khiến con người ta chưa bao giờ hết tò mò. Một trong số những bí ẩn của kim tự tháp nói riêng và nền văn mình Ai Cập nói chung là sự tồn tại của dãy số 142857. Đây được coi là con số kỳ diệu nhất trên thế giới.


Những kết quả khi nhân lần lượt 142857 với các số từ 1 đến 7. Hình ảnh: SlidetoDoc

Tại sao 142857 lại kỳ diệu?

Người ta phát hiện ta rằng khi nhân số 142857 với lần lượt từ 1 đến 6, chúng ta sẽ thu được dãy số mới. Điểm đáng nói là rừng số riêng lẻ được giữ nguyên, chúng chỉ thay đổi vị trí trong dãy số!

Nếu nó được nhân với 7, điều kỳ diệu hơn nữa sẽ xảy ra: Chúng ta có kết quả 999999. Dù là nhân hay chia thì 142857 đều tuân theo một luật đặc biệt nhất định. Các chuyên gia đã thử rất nhiều phương pháp nhưng dãy số này giống như bị "đóng đinh", quy luật của nó không thể bị phá vỡ.

Khi đưa con số này vào nền văn minh kỹ thuật số, các chuyên gia một lần nữa ngạc nhiên vì có nhiều điểm trùng hợp. Trong nền văn minh sáng tạo thì cả phương Đông và phương Tây đều có 7 ngày trong một tuần, vì vậy con số 7 có ý nghĩa như kết thúc và tượng trưng cho ngày nghỉ.

John Taylor, nhà thiên văn học và toán học nghiệp dư người Anh, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa kim tự tháp Khufu và số Pi. Kết quả ông tìm ra rằng nếu lấy chu vi của tháp kim tự tháp chia cho 2 lần chiều cao thì kết quả sẽ bằng 3.14159. John cho rằng đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Vào năm 1864, một nhà nghiên cứu khác là Smith tiếp tục giải mã kim tự tháp Khufu và phát hiện ra nhiều điều bí ẩn hơn. Ví dụ, chiều cao của tháp nhân với 1 tỷ sẽ ra kết quả bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Không chỉ vậy, chu vi đáy khi nhân 2 thì ra kết quả bằng độ dài đường xích đạo.

Sau Smith, Ferendezy Petri đo kim tự tháp Khufu bằng dụng cụ đo hiện đại. Ông nhận thấy kim tự tháp hầu như không có sai số về đường nét và góc độ... Cho đến nay vẫn còn quá nhiều bí ẩn trong các kim tự tháp Ai Cập, và chúng vẫn đang chờ con người đi tìm lời giải.

Cập nhật: 07/11/2021
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video