Đêm mai Đài thiên văn Hòa Lạc tổ chức quan sát Nguyệt thực

Hơn 100 bạn trẻ yêu thích khoa học vũ trụ đăng ký tham gia khám phá bầu trời và quan sát Nguyệt thực một phần vào đêm 16/7.

Sự kiện Thiên văn học "Nguyệt thực một phần" được Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phối hợp với Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội tổ chức đêm 16, rạng sáng 17/7 tại Đài Thiên văn Hòa Lạc (Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội). Đây là một trong những sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động khám phá kiến thức thiên văn học từ những phương pháp đơn giản, gần gũi kết hợp với việc sử dụng thiết bị hiện đại nhằm khơi dậy niềm yêu thích khoa học vũ trụ và truyền cảm hứng cho tất cả các em học sinh, sinh viên.


Kính thiên văn quang học đường kính 0,5m đặt trên đài quan sát để tìm hiểu bầu trời. (Ảnh: Giang Huy).

Nguyệt thực lần này sẽ hiện diện ở hầu hết khu vực châu Âu, châu Phi, vùng trung tâm Châu Á (bao gồm Việt Nam), và Ấn Độ Dương. Tại Việt Nam có thể quan sát được từ sau nửa đêm, trong đó nguyệt thực nửa tối bắt đầu từ 1h43, nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 3h01, nguyệt thực đạt cực đại lúc 4h30. Mặt Trăng lặn lúc 5h28, trước khi nguyệt thực một phần kết thúc.

Theo Ban tổ chức, đã có hơn 100 bạn trẻ yêu khoa học vũ trụ đăng ký tham dự chương trình. Trước khi quan sát nguyệt thực, những người tham gia được học bài "Quan sát bầu trời đêm tháng 7"; xem phim khoa học trong nhà chiếu hình vũ trụ; hướng dẫn quan sát bầu trời thực tế, các chòm sao, hành tinh.

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng.

Địa chỉ đài thiên văn Hòa Lạc: Tân Xá, Thạch Thất, Hà Nội

Xem thêm

Cập nhật: 16/07/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video