Đèn trị mất ngủ cho trạm không gian

NASA hy vọng có thể ứng dụng khoa học ánh sáng để giảm đi tình trạng phụ thuộc vào thuốc ngủ của các phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

NASA đang lên kế hoạch triển khai một loại vũ khí mới chống tình trạng mất ngủ trên quỹ đạo Trái đất: bóng đèn diode công nghệ cao thay cho bóng huỳnh quang trên ISS.


Ngủ nghê cũng là điều khó khăn với các phi hành gia trên ISS - (Ảnh: NASA)

Đến một thời điểm nào đó, có đến phân nửa phi hành gia trên trạm phải dựa vào thuốc ngủ để có thể chợp mắt. Trung bình, họ chỉ ngủ được khoảng 6 giờ dù thời gian cho phép là 8 giờ rưỡi, nguyên nhân là do môi trường lạ và lịch làm việc căng thẳng.

Với dự án chi phí 11,2 triệu USD, NASA hy vọng sẽ mang lại giải pháp hoàn hảo cho các chuyên gia vũ trụ, bằng cách thay tất cả bóng huỳnh quang trên trạm bằng bóng LED, được chuyển từ xanh, sang trắng, sang đỏ, tùy theo thời khắc trong ngày.

Những sự thay đổi này có thể được lập trình từ mặt đất hoặc do phi hành gia trên trạm. Dự kiến, loại bóng mới sẽ được triển khai vào năm 2016, theo Space.com.

Ánh sáng xanh kích hoạt não người tốt nhất, do con người phát triển dựa trên phản ứng với bầu trời xanh biếc của Trái đất.

Khi mắt phi hành gia gặp ánh sáng xanh, cơ thể họ sẽ khử được melatonin, một hormone gây buồn ngủ. Còn ánh sáng đỏ sẽ đảo ngược lại quá trình này, tức lượng melatonin tăng lên, khiến họ buồn ngủ.

Mục tiêu chính là thiết lập lại chu kỳ sinh học bình thường cho các phi hành gia thực hiện sứ mệnh trên quỹ đạo.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video