Di chỉ khảo cổ của người tiền sử ở Sangiran

Di sản văn hóa thế giới tại Indonesia

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận Di chỉ khảo cổ của người tiền sử ở Sangiran tại Indonesia là Di sản văn hóa thế giới năm 1996.


Cổng vào khu bảo tồn Sangiran được thiết kế rất độc đáo, gần gũi với thiên nhiên

Sangiran là một trong những địa điểm quan trọng cho biết về quá trình tiến hóa của loài người. Nơi đây minh chứng cho sự phát triển của loài người từ thời tiền sử đến hiện tại thông qua các hóa thạch và các di vật được phát hiện tại đây.

Năm 1938 cuộc khai quật đầu tiên được tiến hành, cuộc khai quật này kéo dài đến năm 1941. Trong quá trình khai quật này, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hóa thạch vượn đầu tiên. Sau đó 50 hóa thạch vượn người – những người tiền sử được tìm thấy. Có một số hóa thạch hóa niên đại lên tới hơn nửa triệu năm và đây là một chứng cứ vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu về sự phát triển của loài người.

Chiếc sọ người tiền sử hóa thạch được tìm thấy trong cuộc khai quật năm 1938

Di chỉ khảo cổ của người tiền sử ở Sangrian được Unesco công nhận theo các tiêu chí: về tiêu chuẩn văn hóa thì đây là một minh chứng quan trọng cho việc tìm hiểu sự phát triển của loài người. Về tiêu chuẩn lịch sử thì Di chỉ này cho thấy các hóa thạch ở đây có niên đại lên tới cả triệu năm, đây là sự phát hiện vô cùng quý đối với các nhà khoa học.

Sangiran là một khu vực khảo cổ nằm ở đảo Java, cách thung lũng Soho khoảng 15 km về phía đông của Indonesia. Khu di chỉ khảo cổ này có tổng diện tích khoảng 48km2. Địa tầng, địa chất của khu di chỉ này được ước tính có niên đại khoảng 2 triệu năm. Trong quá trình khai quật khu di chỉ này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy rất nhiều xương hóa thạch của các loài vượn người, các động vật như voi, tê giác, sừng trâu... Đặc biệt nhất là 50 hóa thạch đầu người tiền sử đã được tìm thấy tại khu di chỉ này.

Bên cạnh các mẫu xương hóa thạch, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều các công cụ lao động bằng đá của thời kỳ tiền sử. Đây là bằng chứng cho thấy dấu hiệu sinh sống của người tiền sử tại khu vực này từ 1,5 triệu năm trước.

Khu vực bị xói mòn trở thành hồ ai và nơi canh tác nông nghiệp...

Khu vực di chỉ khảo cổ này đã có thời kỳ bị xói mòn và trở thành hồ nhưng sau đó hàng nghìn năm lại được bồi đắp và trở thành khu vực cầy cấy phục vụ cho nông nghiệp cho dân cư bản địa trong khu vực. Cho đến năm 1934 khi các di vật, gồm các công cụ săn bắt bằng đá lần đầu tiền được phát hiện bởi nhà khoa học Gustav Heinrich von Koenigswald, khu vực này mới được khoanh vùng để các nhà khoa học, khảo cổ tiến hành tìm hiểu, khai quật và nghiên cứu. Di chỉ khảo cổ này được tìm thấy là một phát hiện rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu lịch sử sơ khai của nhân loại, chính vì vậy khu vực di chỉ này đã được Unesco đưa vào danh sách Di sản thế giới, cho đến nay các nhà khoa học vẫn tiếp tục các cuộc nghiên cứu, tìm hiểu về khu vực di chỉ này.

Cập nhật: 11/01/2016 Theo disanthegioi.info
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video