Điều gì diễn ra trong cơ thể khi ăn no bụng?

Hầu hết chúng ta thỉnh thoảng ăn quá nhiều một lúc. Dưới đây là những điều lạ mà cơ thể sẽ trải qua khi bạn ăn quá nhiều trong một khoảng thời gian.

Bạn đã bao giờ ăn nhiều đến nỗi có cảm giác bụng muốn nổ tung chưa? Ăn quá nhiều dường như thường xảy ra vào những ngày lễ, Tết, khi chúng ta quây quần bên gia đình để tổ chức các lễ kỷ niệm xoay quanh những món ăn đặc biệt mà chúng ta có thể không ăn thường xuyên.

Nhưng nếu nó trở thành thói quen, việc thường xuyên ăn quá nhiều - đặc biệt là những thực phẩm không lành mạnh - có thể dẫn đến rối loạn ăn uống hoặc tăng cân quá mức.

Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim, đột quỵ, tiểu đường type II, vấn đề về hô hấp, nhiều loại ung thư và tử vong sớm.

Ngay cả trong thời gian ngắn, việc ăn quá no cũng có ảnh hưởng đến cơ thể bạn, theo AARP.


Ăn quá no khiến bạn bị rối loạn ăn uống, mệt mỏi. (Ảnh: DC Studio/Shutterstock).

Bụng căng ra và đè lên các cơ quan khác

Hãy tưởng tượng dạ dày của bạn như một quả bóng phồng lên khi bạn ăn. Tiến sĩ Matthew Hoscheit, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết khi rỗng, dạ dày trông rất giống một quả nho khô. Nó co lại nên không chiếm nhiều diện tích trong bụng.

Khi bạn ăn, dạ dày sẽ căng ra để chứa thêm thức ăn và toàn bộ vùng bụng to lên. Sau đó, nếu bạn tiếp tục ăn, dạ dày sẽ giãn ra đến mức bắt đầu chèn ép các cơ quan nội tạng khác và nó gây ra cảm giác không thoải mái.

Sự trao đổi chất tăng lên

Brittany Werner, chuyên gia dinh dưỡng và giám đốc huấn luyện của Working Against Gravity (Công ty huấn luyện dinh dưỡng trực tuyến), cho biết để giúp cơ thể tiêu hóa tất cả lượng thức ăn đó, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ tạm thời tăng tốc sau bữa ăn lớn.

Việc chuyển sang trạng thái chạy quá sức có thể khiến một số người tạm thời cảm thấy nóng, đổ mồ hôi hoặc chóng mặt sau khi ăn quá nhiều.

Tim bơm máu mạnh hơn

Khi bạn ăn quá nhiều, cơ thể sẽ chuyển dòng máu và năng lượng từ não và các cơ quan khác đến ruột. Đó là một phần lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi ăn no. Tim của bạn cũng đập nhanh hơn trong vài giờ để bơm thêm máu mà cơ thể cần cho quá trình tiêu hóa.

Cảm thấy mệt mỏi và uể oải

Có thể bạn đã nhận thấy rằng mình không có nhiều năng lượng khi bụng "quá căng". Mức năng lượng giảm là bình thường vì cơ thể bạn đang làm việc rất vất vả để tiêu hóa thức ăn.

Sau khi ăn, các cơ quan trong cơ thể cũng tiết ra thêm các enzyme và hormone như leptin và serotonin - có thể góp phần gây ra mệt mỏi. Thậm chí, bạn có thể buồn ngủ và mệt mỏi tới 4 giờ sau khi ăn quá nhiều.

Sau khi ăn quá no, bạn cảm thấy kiệt sức và do đó, điều duy nhất bạn nghĩ đến là nằm xuống. Điều này khiến ruột gửi tín hiệu đến não rằng cơ thể cần được nghỉ ngơi.


Kiệt sức, buồn ngủ là điều thường xảy ra sau một bữa ăn quá no. (Ảnh minh họa: Pexels).

Đường huyết tăng đột biến, sau đó giảm xuống

Khi bạn ăn, lượng đường trong máu (glucose) tăng lên, đặc biệt nếu bạn ăn thực phẩm nhiều đường và carbohydrate. Điều đó thúc đẩy cơ thể giải phóng insulin để di chuyển glucose ra khỏi máu và vào tế bào, nơi nó có thể được sử dụng làm năng lượng.

Nhưng khi bạn ăn quá nhiều và quá nhanh, cơ thể không thể theo kịp. Nếu nó không thể giải phóng đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng vọt và sau đó giảm xuống đột ngột. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, uể oải và mệt mỏi.

Ợ nóng và trào ngược axit

Nhiều người thường bị ợ chua và đầy hơi sau khi ăn quá nhiều. Chứng ợ nóng xảy ra khi axit dạ dày và các chất khác trong dạ dày trào ngược lên thực quản, tạo ra cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực. Khi dạ dày bị căng ra do ăn quá nhiều, cơ ngăn cách thực quản với dạ dày có thể tạm thời lỏng ra.

"Nếu bạn đã nhét rất nhiều thức ăn vào dạ dày, thức ăn phải đi đâu đó để trào ngược trở lại thực quản", tiến sĩ Hoscheit nói.

Tăng cân

Theo The Health Site, cùng với hormone tạo cảm giác no, cơ thể cũng sản xuất ra hormone leptin. Hormone này liên kết với các thụ thể của não để cho bạn biết cơ thể có bao nhiêu năng lượng và cần thêm bao nhiêu năng lượng.

Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều, cơ thể sẽ sản sinh ra lượng hormone này quá mức, liên quan trực tiếp đến lượng chất béo mà bạn có. Nếu tình trạng này tiếp diễn, cơ thể sẽ tạo ra sức đề kháng với leptin, làm gián đoạn khả năng nhận biết bạn đã no hay chưa của não.

Điều này khiến bạn ăn quá nhiều, đặc biệt thèm ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và đường, tăng nguy cơ tăng cân.

Cập nhật: 30/01/2024 Znews
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video