Điều gì xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?

Năm 2017, tàu thăm dò Cassini của NASA đã gửi về những hình ảnh gần nhất của sao Thổ khi nó lao vào bầu khí quyển đầy bão của hành tinh này và thu được những thông tin thật tuyệt vời. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu con người thám hiểm sao Thổ?

Sao Thổ cách Trái đất 1,2 tỷ km, với công nghệ tàu vũ trụ ngày nay, bạn sẽ cần khoảng 8 năm để thực hiện chuyến đi. Cuối cùng, bạn đến nơi và tận mắt nhìn thấy Sao Thổ, đó là một hành tinh khổng lồ, lớn thứ hai trong hệ Mặt trời và to gấp 760 lần Trái Đất.


Sao Thổ cách Trái đất 1,2 tỷ km.

Vành đai sao Thổ

Đã cất công đến đây nhưng lại bỏ qua vành đai của sao Thổ thì thật là thiếu sót. Vành đai này rộng tương đương khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng, chúng có vẻ như một chiếc đĩa khổng lồ rắn chắc nhưng khi đến gần, vành đai này được tạo ra từ hàng triệu khối băng, một số nhỏ như hạt bụi, số khác lại lớn như xe buýt. Để đi hết một vòng trên vành đai này phải trải qua quãng đường 12 triệu km xấp xỉ 15 vòng từ Trái đất đến Mặt trăng. Trên đường đi, bạn sẽ bắt gặp những Mặt trăng nhỏ.


Vành đai sao Thổ rộng tương đương khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.

Các vật chất ở đây đang dần tách khỏi vành đai, hướng tới sao Thổ tạo thành những cơn mưa sao băng. Hóa ra, từ trường của sao Thổ đang kéo những vật chất trên vành đai về phía hành tinh, vì vậy thật may mắn khi chúng ta đến thăm sao Thổ bây giờ, vì khoảng 300 triệu năm tới vành đai này sẽ biến mất.

Tiến vào hành tinh

Chúng ta sẽ tiến vào sao Thổ và hạ cánh xuống cực Bắc, nhưng khoan đã, không hề có mặt đất bên dưới cho việc hạ cánh. Sao Thổ được tạo thành gần như hoàn toàn từ khí hydro và heli, đó là lý do tại sao nó được gọi là hành tinh khí khổng lồ. Chúng ta đến được bầu khí quyển sao Thổ từ khoảng cách 4.000 km trên bề mặt. Khi qua cực Bắc, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một cực quang tuyệt đẹp. Từ trường của sao Thổ tạo ra dòng điện lớn, làm nóng bầu khí quyển ở các cực, có thể làm gián đoạn hệ thống định vị và thiết bị điện tử trên tàu.


Tiếp theo, chúng ta sẽ đến vào tầng đối lưu cách bề mặt 250km. Hãy cẩn thận, những cơn gió mạnh có thể ập vào chúng ta với tốc độ gần 400 m/s. Nhanh hơn gấp ba lần hơn những cơn bão mạnh nhất trên Trái đất. Quanh ta mây vàng dày đặc và cũng là màu chủ đạo của hành tinh này. Chúng chứa đầy Amoniac. Tốt nhất bạn nên đóng chặt cửa, Amoniac rất khó chịu và có thể tàn phá hệ hô hấp của bạn. Chưa hết, nhiệt độ ở đây đang -250 độ C, lạnh hơn nhiều so với Cao nguyên Đông Nam Cực (-100 độ C) - nơi lạnh nhất trên Trái đất. Giờ thì hãy đi xuống nơi ấm hơn một chút.


Lúc này, chúng ta đã đến bề mặt hành tinh, nơi được bao phủ bởi hỗn hợp hơi nước và khí Amoniac, nhiệt độ lúc này là 0 độ C. Càng đi sâu vào, áp suất càng cao khiến các phân tử nước đóng băng tạo thành các trận mưa đá dữ dội. Hy vọng chúng không làm con tàu chúng ta tan thành từng mảnh, nếu vượt qua được, chúng ta sẽ đến được tầng tiếp theo.


Sau khi tiến sâu 1.000 km vào nội địa. Tại đây, áp suất cao đến nỗi buộc các phân tử hydro nén lại với nhau thành dạng lỏng, không hề tốt chút nào, vì ngay cả chiếc tàu ngầm bền nhất cũng sẽ bị nghiền nát trong điều kiện thế này.


Sau tầng hydro lỏng là tầng hydro kim loại lỏng nằm ở độ sâu 30.000 km vào nội địa. Vấn đề ở đây là kim loại có thể dẫn điện, vì vậy ngay cả khi thiết bị định vị và thiết bị điện tử của chúng tôi thoát khỏi cực quang ở tầng trên, thì chắc chắn sẽ không còn nguyên vẹn ở tầng này.


Nhưng nếu chúng ta có thể sống sót, điểm dừng cuối cùng của chúng ta có thể khám phá chính là lõi của sao Thổ. Các nhà khoa học nghi ngờ sao Thổ có lõi làm bằng sắt và niken, nhưng họ không chắc nó ở dạng lỏng hay rắn như lõi Trái đất. Vì vậy, chúng ta sẽ là những người may mắn đầu tiên biết được điều này một lần và mãi mãi.


Tuy nhiên, nhiệt độ ở đây là hơn 83.000 độ C, nóng hơn bề mặt của Mặt trời và dễ dàng làm tan biến phi thuyền và cả phi hành đoàn nữa. Thiết nghĩ chúng ta nên quay về khi còn có thể!

Cập nhật: 26/10/2024 Theo Tinh tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video