Điều hòa bất ngờ phát nổ: Nguy hiểm chết người

Nhiều gia đình có thói quen: thời tiết càng nóng càng để điều hòa ở nhiệu độ thấp, thậm chí cho điều hòa chạy 24/24. Họ không biết rằng, thói quen này có thể dẫn tới nguy cơ điều hòa phát nổ vì quá tải.

Vào mùa hè, điều hòa dường như trở thành vật bất ly thân ở hầu hết gia đình. Để chống chọi với cái nắng nóng như thiêu như đốt, nhiều gia đình có thói quen bật điều hòa 24/24, cho chạy từ ngày này qua ngày khác mà không tắt để điều hòa có thời gian nghỉ ngơi. Không chỉ vậy, các gia đình cũng thường xuyên để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp.

Theo anh Hoàng Văn Bách - người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sửa chữa và lắp đặt điều hòa tại Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Hà Nội), điều hòa cũng giống như bóng điện, quạt điện, nồi cơm điện,... đều có tuổi thọ nhất định, song, nếu dùng quá tải thì tuổi thọ của chúng càng ngắn, thậm chí có thể xảy ra cháy nổ khi đang sử dụng.


Không nên để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài.

Cụ thể với máy điều hòa. Với những ngày mà thời tiết không quá nóng, người sử dụng nên đặt điều hòa ở chế độ 25-28 độ C. Mức nhiệt này vừa đảm bảo thoải mái trong mọi người, vừa tiết kiệm tiền điện.

Song, với những ngày thời tiết nắng nóng lên 38-40 độ C, nhiều gia đình có thói quen sử dụng điều hòa liên tục, mở 24/24 giờ, thậm chí chạy nhiều ngày liền và luôn để nhiệt độ dưới 20 độ C, khiến điều hòa phải gồng lên, chạy quá tải. Trong trường hợp này, tiền điện không những tốn hơn mà cục nóng của điều hòa còn có nguy cơ phát nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng.


Anh Bách giải thích, điều hòa sẽ hoạt động hết công suất để đạt được nhiệt độ mà người dùng cài đặt. Rơle của điều hòa sẽ tự ngắt hoạt động của cục nóng khi đạt đến mốc nhiệt độ này. Quá trình sẽ lặp đi lặp lại do nhiệt độ phòng sau quá trình trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài sẽ tăng lên, điều hòa sẽ phải khởi động lại để làm mát và duy trì ở mức nhiệt độ đã được cài đặt sẵn. Nhiệt độ ngoài trời càng cao, cục nóng điều hòa càng phải làm việc nhiều hơn.

Đáng chú ý, với nắng nóng trên dưới 40 độ C, cài đặt điều hòa nhiệt độ quá thấp đồng nghĩa với việc “bắp ép” cục nóng điều hòa làm việc liên tục, không có thời gian ngừng nghỉ. Trong khi, cục nóng điều hòa được trang bị bảng mạch chứa các linh kiện điện tử, khi hoạt động sẽ tạo ra lượng nhiệt nhất định. Thế nên, khi hoạt động liên tục trong thời gian dài, cục nóng sẽ tăng nhiệt độ lên rất cao. Lúc này, nó rất dễ cháy nổ.


Cục nóng điều hòa có nguy cơ cháy nổ nếu sử dụng điều hòa không đúng cách.

Bên cạnh nguy cơ cháy nổ, việc để điều hòa chạy liên tục ở nhiệt độ quá thấp (dưới 22 độ C) cũng gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Đơn cử, người dùng sẽ bị khô da, hệ hô hấp bị ảnh hưởng (viêm họng) và có thể bị sốc nhiệt khi bước từ phòng lạnh bước ra ra ngoài và ngược lại.

Theo anh Bách, cách sử dụng điều hòa an toàn và bền nhất là không nên cho điều hòa chạy 24/24 giờ, đặt điều hòa ở nhiệt độ 25-28 độ C. Bởi, ở mức nhiệt này sẽ đảm bảo sức khỏe cho người dùng, giúp tiết kiệm điện và tuổi thọ của điều hòa sẽ được kéo dài.

Tuy nhiên, khi thời tiết nắng nóng gay gắt, ví như đợt nắng nóng lịch sử ở Hà Nội vừa qua, nếu để điều hòa 25-28 độ C vẫn không thấy phòng mát, người dùng nên bổ sung thêm quạt điện hay quạt hơi nước trong phòng. Khi đó, sẽ có gió, đẩy khí lạnh lan tỏa khắp phòng. Điều hòa nhờ vậy cũng không phải chạy trong tình trạng quá tải.

Ngoài ra, anh Bách cũng lưu ý, khi chọn mua điều hòa cần chú ý đến công suất phù hợp. Bởi, nếu công suất điều hòa nhỏ với diện tích phòng thì điều hòa sẽ phải chạy liên tục mới có thể làm mát được hết phòng, kéo theo tiền điện sẽ tốn hơn. Chưa kể, chạy quá tải cũng khiến điều hòa chóng hỏng. Vấn đề này, khi mua điều hòa, nhân viên sẽ tư vấn rất rõ.

Cập nhật: 12/06/2017 Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video