Điệu nhảy tín ngưỡng chữa lành tổn thương của người Thổ Nhĩ Kỳ

Sema được xem như một dạng thiền động, giúp con người kiểm soát tâm trí và xua tan những tổn thương tinh thần.

Trong mắt nhiều người, Thổ Nhĩ Kỳ hiện lên với những hình ảnh sặc sỡ: cánh đồng anh túc đỏ rực, nhà thờ Hồi giáo đa sắc màu và điệu nhảy xoay tròn với những tu sĩ mặc đồ trắng hay còn gọi là sema.

Người sáng tạo sema là Hazreti Mevlana Jelaluddin Rumi, thường gọi là Rumi, ở thế kỷ 13. Sinh năm 1207 ở vùng đất ngày nay là Afghanistan, Rumi chạy thoát khỏi cuộc xâm lược của người Mông Cổ và cuối cùng định cư ở Konya - giờ đây nằm ở trung tâm Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Cha của Rumi xuất thân từ một gia đình tu sĩ giảng đạo, đã đưa ông đến với tôn giáo. Tuy nhiên phải đến khi gặp gỡ Hazreti Shamsuddin, một lãnh đạo Hồi giáo ở Tabriz, Rumi mới trở thành nhà lãnh đạo tinh thần, truyền cảm hứng cho dòng tu Mevlevi thuộc giáo phái Hồi giáo mật tông.


Sema được xem là một dạng thiền định. (Ảnh: Ada Vegas Travel).

Một ngày, tại khu chợ, Rumi bắt gặp những tiếng búa nhịp nhàng của thợ học việc dát vàng. Nghe chuỗi âm thanh ấy, Rumi liên tưởng đến Allah, bắt đầu mở vòng tay và xoay tròn.

Sau khi Rumi qua đời vào năm 1273, điệu sema được tinh chỉnh và nghi thức hóa bởi gia đình cùng những người đi theo ông. Sema trở thành nghi lễ tưởng nhớ Allah, nhằm mục đích dọn dẹp tâm trí và trái tim để đón nhận lời dẫn dắt của Chúa trời. Khi xoay tròn, mọi vũ công đều hướng về phía Allah. Mũ đội đầu của họ đại diện cho bia mộ của bản ngã còn chiếc váy trắng tượng trưng cho vải liệm của bản ngã. Các vòng quay, có thể lên tới 30 lần mỗi phút, luôn luôn ngược chiều kim đồng hồ.

Không chỉ có ý nghĩa tâm linh, điệu nhảy sema còn tác động tích cực đến toàn bộ sức khỏe nói chung. Theo ông Fadel Zeidan, trợ lý giáo sư tại Khoa Gây mê Đại học California (Mỹ), sema là một loại thiền chánh niệm, hướng sự tập trung vào hơi thở để tâm trí linh hoạt và biết cách kiểm soát hơn.

"Tâm trí cũng giống như thể chất", ông Zeidan nói, "Tương tự cơ bắp, nếu luyện tập, tâm trí sẽ ngày càng mạnh mẽ". 

Đối với người bị đau mạn tính, các loại thiền chánh niệm như sema càng quan trọng. Những cơn đau xâm nhập vào suy nghĩ, khiến bệnh nhân lo lắng, chán nản, lười vận động và ngày càng tăng nặng. Để xua đi những cơn đau, cách tốt nhất là kết hợp tập thể dục với một phương pháp rèn luyện tinh thần mà sema chính là một tổ hợp tuyệt vời.

Bên cạnh đó, Zeidan phát hiện chánh niệm không sử dụng cơ chế nghiện của cơ thể để giảm đau. Ông giải thích: "Khi bị đau chân, cơ thể sẽ tiết ra thuốc phiện nội sinh nhằm giảm đau. Tuy nhiên, chánh niệm không sử dụng cơ thể này. Chúng tôi chưa biết là gì nhưng đang tìm hiểu thêm. Có điều gì đó rất kỳ diệu ở những kỹ thuật cổ xưa này".

Cập nhật: 13/07/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video