Dò bom mìn bằng vi khuẩn phát sáng

Các nhà khoa học Scotland vừa phát triển một phương thức dò bom mìn vừa an toàn vừa ít tốn kém, đó là sử dụng vi khuẩn phát ra ánh sáng màu xanh khi tiếp xúc với chất nổ.

Dò phá bom mìn là công việc cực kỳ nguy hiểm. Ảnh: Treehugger

Theo đó, vi khuẩn sẽ được trộn vào chất lỏng không màu, khi phun xuống khu vực có bom mìn, chất lỏng sẽ hình thành các mảng màu xanh. Theo các nhà chế tạo, để hạn chế nguy hiểm, có thể dùng máy bay để rải vi khuẩn xuống những khu vực có bom mìn. Chỉ trong vài giờ, chúng sẽ chỉ ra những nơi có lẫn chất nổ.

Việc sử dụng vi khuẩn phát sáng hứa hẹn sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể thương vong do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Theo Tổ chức Người tàn tật quốc tế, mỗi năm trên thế giới có khoảng 15.000 đến 20.000 người bị thiệt mạng hoặc thương tật vì bom mìn. Ước tính khoảng 87 quốc gia vẫn còn nhiều bãi mìn ẩn dưới mặt đất như Somalie, Mozambique, Campuchia, Iraq, Afghanistan.
Theo Báo Cần Thơ (BBC)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video