Đồ dùng nhôm từ phế liệu: Nguy hiểm khôn lường

Dù chỉ một lượng nhỏ thôi, nhôm cũng có khả năng gây độc... Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường - ĐH Công nghệ TP.HCM.

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường - ĐH Công nghệ TP.HCM, trong cuộc sống thường gặp phải các đồ dùng nhôm có pha lẫn với tạp chất. Nhôm nguyên nhất chỉ có trong phòng thí nghiệm hay trong những nơi bảo quản với chế độ đặc biệt.

Có thể gây độc với lượng rất thấp

"Dù chỉ một lượng nhỏ, nhôm cũng có khả năng gây độc," GS.TSKH Lê Huy Bá giải thích. (Ảnh: H.Cát)

Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu xám bạc ánh kim mờ, vì có một lớp mỏng ôxi hóa (Al2O3) tạo thành rất nhanh khi nhôm để trần ngoài không khí. Lớp oxy hoá đó bảo vệ nhôm phía trong không tiếp tục bị oxy hóa, nên an toàn đối với người sử dụng.

"Nhưng khi có một tác động của ăn mòn kim loại do môi trường quá axít hay quá bazơ vì nhôm là kim loại lưỡng tính, Al2O3 bị phân huỷ. Ion nhôm 3+ rất độc, đi vào máu vào cơ thể và tác động lên hệ thần kinh thực sự," TS. Bá nói.

Bản chất của nhôm không phải là nguyên tố cần thiết cho cơ thể sinh vật. Trong khi cadimi, đồng, niken, coban... là độc, nhưng cơ thể lại rất cần một lượng rất nhỏ các kim loại này. Do đó, các loại kim loại này có một ngưỡng tối thiểu để có thể gây độc.

"Do nhôm không cần thiết đối với cơ thể trong quá trình xây dựng tế bào hay các cơ quan chức năng, có nghĩa là nhôm rất "dễ quá nhiều" vì không phải là nhu cầu của cơ thể. Dù chỉ một lượng nhỏ thôi nhôm cũng có khả năng gây độc," TS Bá giải thích.

Tuy nhiên, Quyết định 867/QĐ - BYT ban hành ngày 4/4/1998 về Tiêu chuẩn Vệ sinh đối với Lương thực Thực phẩm, bảng kiểm tra giới hạn kim loại nặng trong dụng cụ chứa đựng, bảo quản và nấu ăn chỉ quy định hàm lượng của 8 kim loại nặng. Bao gồm: Asen (As), Chì (Pb), Đồng (Cu), Thiếc (Sn), Kẽm (Zn), Thuỷ ngân (Hg), Cadimi (Cd), Antimon (Sb).

Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào về tác hại của nhôm lên cơ thể người. Còn với lúa, TS. Lê Huy Bá cho biết, một lượng 135ppm nhôm đã bắt đầu gây chết cho cây lúa.

Môi trường quá chua, tính độc nhôm càng cao

Trong khi đó, theo tài liệu đăng tải trên website của Viện Pasteur TP.HCM, các nhà khoa học cảnh báo, dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua (muối dưa, canh chua), bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng “lú lẫn” sớm.

Bình thường, đồ nhôm như nồi niêu xoong chảo vẫn an toàn. Nhưng trong quá trình nấu nướng, chúng ta vẫn không thể giữ được. Trong một môi trường quá chua, quá mặn hoặc là quá kiềm, đều là những phản ứng ôxy hóa khử, giải phóng ra ion nhôm. Ion nhôm đi vào thực phẩm.

Những nồi nhôm đã có chấm đen, chứng tỏ lớp oxít nhôm đã bị phá huỷ, và dễ gây độc cho con người khi dùng để nấu ăn. (Ảnh: H.Cát)

Bình thường, tế bào thần kinh không có ion nhôm. Nhưng nếu trong thức ăn có ô nhiễm ion nhôm, các ion nhôm có ái tính với các tế bào thần kinh, tích tụ tại đó và làm cho tế bào thần kinh não bị biến tính, dẫn tới chứng “lú lẫn”, (ngớ ngẩn). Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường.

"Thậm chí, ion nhôm có thể thay thế cho các loại ion đồng hình khác chất, tức là bán kính của các ion giống nhau, khiến hoạt tính protein của các men của cơ thể bị hỏng và gây ra những biến thể," TS Bá cảnh báo.

TS. Lê Huy Bá cho biết, nhóm của ông đã từng làm nghiên cứu nhôm trong nước phèn. Nước phèn thường chát và nhờn.Nhôm khi đó ở dưới dạng Al(OH)3 hay sunfat nhôm - Al2(SO4)3. Nước phèn thấm trực tiếp qua da, qua đường tiêu hóa. Ăn nhiều quá gây tê cứng đầu lưỡi. Những người dân sống ở vùng nước phèn thường còi cọc, yếu kém.

Theo các chuyên gia, với một liều lượng cao, nhôm có thể gây ngộ độc dẫn đến hôn mê, nhưng lượng nhôm trong các loại gia dụng như nồi xoong không đủ ở mức độ đó. Nhưng lượng nhôm gây lú lẫn do tích luỹ nhiều, và vì nhiều người bỏ qua những biểu hiện bệnh lý như chán ăn, mệt mỏi, khó chịu, đầu óc choáng váng.

Do đó, để phòng ngừa, người tiêu dùng không dùng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm hay dùng đồ nhôm để muối dưa, đánh trứng gà, làm nộm chua, canh chua, muối mặn, nóng... Một trong những cách giúp người tiêu dùng tránh đồ nhôm kém phẩm chất là lớp phủ của oxít nhôm phải đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, tiếng gõ đồng đều.

Đồ dùng nhôm từ phế liệu: Nguy hiểm khôn lường

Các gia đình vẫn thường dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm. Đồ nhôm vừa nhẹ nhàng, sạch sẽ, tiện dụng. Nhưng nếu dùng các đồ nhôm được chế tạo từ các nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với môi trường thì khi dùng đun nấu, chứa đựng thực phẩm dễ tạo cơ hội thôi nhiễm các ion nhôm vào thực phẩm, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người ăn phải. Đặc biệt khi nấu mặn, dễ tạo ra muối nhôm gây độc cho cơ thể.

Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua (muối dưa, canh chua), mặn, bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng “lú lẫn” sớm. .

Bình thường, tế bào thần kinh không có ion nhôm. Nhưng nếu trong thức ăn có ô nhiễm ion nhôm, các ion nhôm có ái tính với các tế bào thần kinh, tích tụ tại đó và làm cho tế bào thần kinh não bị biến tính, dẫn tới chứng “lú lẫn”, (ngớ ngẩn). Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường.

Phòng ngừa:

- Không dùng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm.
- Không dùng đồ nhôm để muối dưa, đánh trứng gà, làm nộm chua, canh chua, muối mặn, nóng....
- Không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo công nghệ. Hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm.

(Theo tài liệu của Viện Pasteur TP.HCM)

Hương Cát

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video