Dòng dung nham đỏ rực chảy từ núi lửa Etna nhìn từ vũ trụ

Hai dòng dung nham ở phía đông và phía nam Etna, núi lửa hoạt động mạnh nhất châu Âu, trông vô cùng nổi bật trong ảnh vệ tinh.


Dòng dung nham chảy từ núi lửa Etna hôm 21/2. (Ảnh: ESA).

Vệ tinh Copernicus Sentinel-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) gửi về ảnh chụp núi lửa Etna, Italy, hôm 21/2. Bức ảnh được xử lý bằng sánh sáng hồng ngoại khiến các dòng dung nham có màu đỏ rực nổi bật. Ngoài dung nham, bức ảnh còn thể hiện rõ luồng tro bụi bay về phía thành phố Catania gần đó.

Theo ESA, đợt phun trào hôm 16/2 rất mạnh với những cột dung nham phun cao đến 700 m. Vụ nổ đầu tiên tạo ra dòng dung nham chảy xuống phía đông ngọn núi. Vài ngày sau, vụ nổ lớn thứ hai tạo ra dòng dung nham chảy về phía nam. Cả hai đều có thể quan sát được trong ảnh vệ tinh.

Vệ tinh ngày nay là những công cụ hiệu quả để giám sát núi lửa và ảnh hưởng của những vụ phun trào lớn. "Khi núi lửa bắt đầu phun trào, các công cụ quang học và radar có thể ghi lại nhiều hiện tượng đi kèm, bao gồm dòng chảy dung nham, những vụ lở đất, rãnh nứt và động đất", ESA giải thích.

Etna cao hơn 3.300 m và là núi lửa hoạt động mạnh nhất châu Âu. Ngọn núi đã hoạt động trong khoảng 500.000 năm. Đợt phun trào đầu tiên được ghi chép lại của Etna xảy ra vào năm 425 trước Công nguyên.

Cập nhật: 25/02/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video