Doping máu là gì?

Một khi tiếng súng ra hiệu bắt đầu cuộc thi tại Olympics Bắc Kinh nổ ra, các vận động viên sẽ chanh chấp nhau đến từng phần của một giây. Và đây chính là lúc mà doping máu xen vào, đặc biệt là với các môn thể thao đòi hỏi sức bền.

Doping máu là các kỹ thuật được sử dụng để tăng lượng tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy của con người từ đó tăng cường khả năng của các vận động viên. Loại doping máu được sử dụng phổ biến nhất là liều tiêm erythropoietin (EPO) – mũi tiêm có chứa các chất hóa học tổng hợp mang ôxy, và hình thức truyền máu. Mọi hình thức sử dụng doping đều bị cấm theo Danh sách các chất và biện pháp bị cấm do Cơ quan chống doping thế giới (World Anti-Doping Agency – WADA) đề ra.

EPO được cơ thể sản xuất tự nhiên. Hoocmon này do thận giải phóng đồng thời khiến tủy xương của cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu. Tế bào hồng cầu chuyên chở ôxy trong máu của con người, nên khi số lượng hồng cầu tăng lên có thể tăng cường lượng ôxy mà máu vận chuyển đến cơ trong cơ thể. Kết quả cuối cùng là tăng sức bền.

Michael Joyner – chuyên gia gây tê thuộc Bệnh viên chuyên khoa Mayo tại bang Minnesota – cho biết: “Doping máu làm giảm mệt mỏi bằng cách tăng lượng cung cấp ôxy cho cơ bắp đang vận hành. Nó không làm tăng lực tối đa mà cơ có thể sản sinh nhưng nó cho phép cơ bắp thực hiện được nhiều hoạt động hơn trong thời gian lâu hơn”.

Khi được sử dụng vào mục đích y học chính đáng, EPO giúp điều trị bệnh thiếu máu do ung thư hay bệnh thận.

Truyền máu bao gồm việc rút máu của chính mình rồi lưu trữ trong vài tháng trong khi cơ thể tự sản xuất bổ sung tế bào hồng cầu. Sau đó, trước khi thi đấu, vận động viên sẽ tiêm lại lượng máu lấy ra vào cơ thể. Kết quả cũng tương tự như EPO – tăng tế bào hồng cầu. WADA thông báo gần đây có sự gia tăng sử dụng hình thức truyền máu sau khi phương pháp phát hiện EPO mới xuất hiện vào năm 2000.

Đối với các vận động viên, lượng tăng này đồng nghĩa với sự khác biệt giữa huy chương vàng và huy chương bạc, hay chuyện họ có phá được kỷ lục thế giới hay không.

Joyner phát biểu: “Hầu hết những người hứng thú với doping máu là các vận động viên chạy cự ly dài từ khoảng 800 met trở lên, ngoài ra còn có vận động viên bơi lội cự ly dài, các vận động viên đua xe đạp và cả những vận động viên chèo thuyền hay thi ba môn phối hợp. Đây chính là các môn thể thao thường có hiện tượng sử dụng doping”.

Ông thêm rằng: “Mức độ được cải thiện đủ để tạo ra khác biệt đáng kể trong một cuộc thi quốc tế đối với các vận động viên”.

Vận động viên đua xe đạp người Italy Emanuele Sella trả lời câu hỏi của phóng viên sau phiên tòa, bên ngoài văn phòng của bên nguyên chống sử dụng doping ủy ban olympic Italy, tại Rome thứ 6 ngày 8 tháng 8, 2008. Sella đã bị đình chỉ từ thứ 3 tuần trước sau khi có kết quả xét nghiệm với EPO kích thích tuần hoàn máu. (Ảnh: AP/ Gregorio Borgia)

Nhà quán quân môn xe đạp leo núi người Đan Mạch Peter Riis Andersen không được quyền tham dự Olympics Bắc Kinh sau khi xét nghiệm trước khi Olympics diễn ra cho kết quả dương tính với EPO. Vận động viên 20 tuổi này thú nhận đã tiêm EPO trong một cuộc họp báo phát trên truyền hình.

Xét nghiệm gian nan

Có một số loại vi sinh vật được tạo ra để sản xuất cái gọi là chất kết hợp EPO ở người khá giống với EPO tự nhiên trong cơ thể.

Carsten Lundby – nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu cơ Copenhagen tại Đan Mạch – cho biết: “Sự khác biệt giữa EPO nội sinh và EPO tái tổ hợp ở người (rHuEPO) không lớn lắm". Một nghiên cứu mới đây do Lundby chỉ đạo có sự tham gia của 8 người đàn ông được tiêm rHuEPO, sau đó họ được kiểm tra trong khi đạp xe đạp tại chỗ. Kết quả cho thấy các xét nghiệm độc lập thực hiện tại hai phòng thí nghiệm khác nhau lại không cho kết quả đáng tin với EPO.

Trong khi phòng thí nghiệm A cho kết quả dương tính với tất cả những người tham gia trong những tuần tiêm thuốc xen kẽ. Còn phòng thí nghiệm B lại không thu được kết quả dương tính với EPO nào.

3 tuần sau mũi tiêm EPO cuối cùng, chỉ có 2 trong số 48 mẫu nước tiểu cho kết quả dương tính trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên tổng lượng tế bào hồng cầu và khả năng trải qua giai đoạn thiếu không khí của người tham gia vẫn tăng lên trong thời gian đó.

Trả lời LiveScience, Joyner cho biết: “Điều mà Carsten đã chứng minh, điều mà mọi người suy nghĩ đang diễn ra chính là khả năng sử dụng EPO liều thấp với tất cả mọi người, nhưng đủ để tạo nên sự khác biệt theo một cách không thể phát hiện được ra”.

Đó chính là một trong những lý do mà xét nghiệm nước tiểu với EPO thực hiện vào năm 2000 phải đối mặt với nhiều thử thách. Bên cạnh đó, EPO tồn tại rất ngắn trong cơ thể, chỉ khoảng 2 ngày.

“Một số người có thể gian lận vào thứ hai, nhưng người làm xét nghiệm lại đến vào thứ 4 thì 48 giờ đã đủ để EPO biến mất”. Nhưng công dụng của nó thì vẫn còn, và kéo dài đến tận 90 ngày sau đó hoặc lâu hơn.

“Một vài trong số các hợp chất này có giai đoạn tác động ngắn trong cơ thể, nhưng hiệu quả về mặt sinh học và hiệu quả tích cực đối với hiệu suất của vận động viên có thể kéo dài nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng”.

Ngoài ra, các vận động viên gian lận và những người phân phối thuốc thường phải tìm cách lẩn tránh mạng lưới xét nghiệm, họ tìm cách có được liều thấp nhất có thể nhưng vẫn mang lại công dụng cao hoặc họ cố tìm ra thời điểm thích hợp để tiêm thuốc nhằm chống lại các xét nghiệm. “Những người gian lận phải tham gia trò chơi mèo đuổi chuột với các nhà chức trách. Họ luôn luôn thay đổi chiến lược để tìm cách qua mặt các xét nghiệm”.

Mối nguy hiểm từ thuốc

Doping máu nếu sử dụng trót lọt có thể mang lại nhiều hơn những lời tán tụng, đó là việc lập kỷ lục mới và giành được huy chương. Nhưng những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cũng tham gia vào màn kịch này.

Joyner nói: “Nỗi sợ đối với việc sử dụng doping máu hay EPO chính là việc huyết cầu máu tăng quá cao, máu trở nên đặc lại rất khó để tim có thể đẩy máu đi khắp cơ thể. Huyết cầu máu tăng cao cũng có thể khiến con người bị đột quỵ hay bị nghẽn máu”.

Nỗi sợ khác chính là sự nghi ngờ mà những người gian lận, được biệt là những người bị bắt, đặt lên toàn bộ nền thể thao và cả đất nước của họ.

“Nếu ai đó có biểu hiện quá xuất sắc, ‘hẳn là họ đang gian lận’ bởi đã có những trường hợp như thế xảy ra khi vận động viên gian lận. Do đó bất cứ một biểu hiện khác thường nào, bất cứ biểu hiện đột phá nào, hay bất cứ một kỷ lục nào cũng đều dẫn đến câu hỏi: ‘Đây có phải là sự thực hay doping đã đóng góp cho thành công ở mức độ nào?’. Còn chúng ta thì không thể biết được câu trả lời”.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video