Đột phá mới giúp "tiêu diệt" muỗi trên phạm vi rộng

Muỗi con ra đời thừa hưởng hệ gene bổ sung chỉ sống được trong thời gian ngắn nên làm giảm nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng đến hơn 390 triệu người trên thế giới mỗi năm và các triệu chứng của bệnh có thể gây tử vong. Do chưa có thuốc chủng ngừa bệnh nên các nhà nghiên cứu luôn tìm cách để hạn chế sự lây lan của căn bệnh này - một trong số đó là biến đổi gene ở muỗi.

Theo đó, các nhà nghiên cứu của Công ty Oxitec (Anh) đã sử dụng kỹ thuật di truyền để biến đổi gene muỗi Aedes aegypti đực và thả ra môi trường tự nhiên để chúng giao phối với muỗi cái.


Brazil là quốc gia mới nhất phê duyệt việc thả muỗi biến đổi gene ra môi trường

Muỗi Aedes aegypti con ra đời sẽ thừa hưởng gene bổ sung giữa muỗi mẹ và muỗi bố được biến đổi gene nên chỉ sống được một thời gian rất ngắn. Từ đó, số lượng muỗi nguy hại cùng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết sẽ giảm thiểu.

Trong cuộc thử nghiệm tiếp theo tiến hành thả muỗi biến đổi gene ở quần đảo Cayman trong năm 2009, 2010 và sau đó là thí nghiệm nhỏ ở Malaysia vào năm 2010, 2011, các nhà nghiên cứu thuộc Oxitec đã chứng minh số lượng muỗi tự nhiên giảm đáng kể.

Một nhà nghiên cứu sinh vật học cho biết: "Thử nghiệm ở đảo Cayman có thể là bước tiến lớn bởi chúng ta có thể loại bỏ loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm một cách có chọn lọc".

Các chuyên gia đồng ý rằng, muỗi biến đổi gene không thể thay đổi hệ sinh thái vĩnh viễn vì chúng chỉ tồn tại được một thế hệ. Nhưng để dập tắt dịch sốt xuất huyết ở những khu vực như châu Á và Nam Mỹ cần hàng triệu con muỗi để tiêu diệt muỗi tự nhiên. Việc sử dụng muỗi biến đổi gene có thể là cách ít tác hại nhất nhằm kiểm soát sốt xuất huyết.

Tuy nhiên, một số người cho rằng loại muỗi này sẽ phần nào tác động xấu tới môi trường. Tiến sĩ Helen Wallace - Giám đốc tổ chức GeneWatch (Anh) cho biết: “Nếu thả một số lượng lớn muỗi biến đổi gene ra môi trường, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sức khỏe người dân.

Nếu cố gắng loại bỏ muỗi khỏi hệ sinh thái, chúng ta không biết sẽ có hậu quả gì xảy ra. Loài côn trùng này là thức ăn của nhiều loài khác nên nhiều loài sẽ chết đói nếu muỗi không còn tồn tại. Hoặc giả, sự biến mất này có thể khiến loài khác phát triển nhanh chóng hay kích thích loài mới xuất hiện”.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video