Nước tiểu đục: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Màu sắc và mùi của nước tiểu là một công cụ chẩn đoán quan trọng, vì nó có tác dụng như một chỉ báo về tình trạng sức khỏe và có thể chỉ ra sự phát triển hoặc sự hiện diện của bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Nước tiểu của một người khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt và nếu nó ở bất kỳ sắc thái nào khác, sẫm hơn hoặc nhạt hơn - đó là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe.

Nước tiểu đục là một trong những chỉ báo chính của nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), loại nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chỉ có phụ nữ mới bị vì nước tiểu đục chắc chắn cũng xảy ra ở nam giới và trẻ em. Và cần lưu ý rằng nước tiểu đục không chỉ do UTI, vì còn có nhiều lý do khác như mất nước, các vấn đề về thận, v.v.


Nước tiểu đục không chỉ do UTI mà nó còn có nhiều lý do khác như mất nước, các vấn đề về thận...

Các nguyên nhân khiến nước tiểu bị đục

Sự khác biệt về màu sắc của nước tiểu có thể do những lý do sau đây

1. Mất nước

Nếu nước tiểu có màu sẫm, có thể dễ dàng khẳng định rằng nước tiểu đục là kết quả của tình trạng mất nước - khi một người không uống đủ lượng chất lỏng cần thiết. Trẻ em và người già dễ có nguy cơ bị mất nước hơn (có thể gây ra do tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt).

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của nước tiểu đục, UTI khiến nước tiểu vẩn đục hoặc có màu như sữa. Nước tiểu cũng có thể có mùi hôi. Nhiễm trùng có thể gây tiết dịch mủ hoặc máu vào đường tiết niệu, làm cho nước tiểu bị đục. Nước tiểu đục cũng có thể là do sự tích tụ của các tế bào bạch cầu. Một loại UTI cụ thể, được gọi là viêm bàng quang, gây ra nước tiểu đục kèm theo đi tiểu buốt. Nhiễm trùng tiết niệu có thể gây tiểu rắt, khó tiểu một lượng lớn hoặc làm rỗng bàng quang, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi hôi và đau ở vùng chậu, bụng dưới hoặc thắt lưng.

3. Nhiễm trùng thận

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến thận sẽ bắt đầu như nhiễm trùng đường tiết niệu và có thể lan rộng và nặng lên nếu không được điều trị đúng cách. Nhiễm trùng thận có thể gây nước tiểu đục vì nhiễm trùng sinh ra mủ, hòa lẫn với nước tiểu. Tương tự như các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận có thể gây sốt, ớn lạnh, chuột rút, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, đau lưng và nước tiểu sẫm màu, có máu hoặc có mùi hôi. Nhiễm trùng thận cũng có thể là do sỏi thận.

4. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI)

Một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất hiện nay, STI hay gặp ngay cả ở các nước phát triển. Bệnh lậu và chlamydia là một số trong những nguyên nhân chính gây ra nước tiểu đục vì hai bệnh nhiễm trùng này khiến hệ miễn dịch phải chống lại bằng cách sản sinh các tế bào bạch cầu có thể hòa lẫn với nước tiểu; do đó khiến nước tiểu vẩn đục.

5. Viêm âm hộ âm đạo

Viêm âm hộ âm đạo có thể gây ra nước tiểu đục. Nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn và nấm, viêm cũng có thể được kích hoạt bởi một số thành phần trong xà phòng, chất tẩy rửa, chất xả vải, sản phẩm chăm sóc, v.v… Viêm âm hộ âm đạo có thể gây ngứa xung quanh âm hộ, khí hư có mùi hôi, khí hư loãng, nhợt nhạt, khí hư có màu, mùi tanh, nặng lên sau khi quan hệ và đi tiểu buốt. Nước tiểu đục cũng có thể do viêm tuyến tiền liệt gây ra xuất tinh đau, đau bụng và máu trong nước tiểu.

6. Chế độ ăn

Thói quen ăn uống cũng có thể là nguyên nhân của nước tiểu đục. Theo các nghiên cứu khác nhau, người ta đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống của một người có thể khiến nước tiểu bị đục. Khi ăn nhiều thực phẩm chứa phốt pho hoặc vitamin D cao, nước tiểu sẽ bị đục vì thận đào thải lượng phốt pho dư thừa qua nước tiểu.

7. Bệnh tiểu đường

Trong một số trường hợp, nước tiểu đục có thể bắt nguồn từ bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận tiểu đường. Nguyên nhân là do cơ thể đang cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa thông qua nước tiểu.

Chẩn đoán nước tiểu đục

Bác sĩ sẽ yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra. Họ cũng sẽ gửi mẫu đi làm các xét nghiệm tiếp theo để tìm hiểu nguyên nhân.

Điều trị nước tiểu đục

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị thích hợp:

  • Đối với mất nước: Bạn sẽ được yêu cầu uống nhiều nước hơn và ăn thực phẩm có hàm lượng nước phong phú. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn sẽ phải nhập viện.
  • Đối với nhiễm trùng tiết niệu: Bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng và trong trường hợp nặng, người bệnh sẽ phải dùng thuốc tiêm tĩnh mạch.
  • Đối với sỏi thận: Hầu hết sỏi sẽ đi ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau nếu bạn bị đau nhiều. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc liệu pháp tán sỏi ngoài cơ thể hoặc phẫu thuật, tùy thuộc vào kích thước của sỏi.
  • Đối với STI: Việc điều trị sẽ được chỉ định tùy thuộc vào loại nhiễm trùng. Chủ yếu là kháng sinh được kê đơn.
  • Đối với viêm âm hộ âm đạo: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống nấm, thuốc kháng vi-rút hoặc thuốc để điều trị các triệu chứng.
  • Đối với bệnh tiểu đường: Bạn sẽ cần làm các xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra tổn thương ở thận.
Cập nhật: 10/06/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video