Đột phá mới trong nghiên cứu vắcxin phòng cúm

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Melbourne của Australia đã khám phá một cơ chế giúp việc điều chế vắcxin phòng cúm có tác dụng lâu hơn các loại vắcxin đang sử dụng hiện nay.

Các loại vắcxin phòng cúm hiện nay phát huy tác dụng dựa vào việc kích hoạt những kháng thể có khả năng nhận diện các protein (kháng nguyên) xuất hiện trên bề mặt virus.

Tuy nhiên, các protein này rất dễ thay đổi, khiến vắcxin bị mất tác dụng khi virus biến thể. Chính vì vậy, việc tiêm phòng cúm phải thực hiện hàng năm.

Nắm bắt được cơ chế trên, các nhà khoa học Australia đã áp dụng một phương pháp tiếp cận mới trong điều chế vắcxin, theo đó nhằm vào các protein bên trong virus có xu hướng ít biến đổi hơn thay vì các protein bề mặt, nhờ đó điều chế được loại vắcxin có tác dụng lâu hơn và kháng được nhiều chủng virus cúm hơn.

Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Nicole La Gruta cho biết loại vắcxin mới hoạt động dựa vào các tế bào CTL (Cytotoxic T Lymphocytes) trong cơ thể nhằm xâm nhập và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh bằng cách nhận diện được các loại protein ở virus.

Vắcxin kích hoạt một lượng lớn CTL, tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh bằng cách cho cơ thể tiếp xúc với các loại protein ở virus mà tế bào CTL có thể nhận diện trước khi cơ thể phát bệnh.

Thời gian vắcxin phòng cúm mới phát huy tác dụng có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm./.

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video