Đột phá với công nghệ bọc vật cấy giúp cơ thể chống viêm nhiễm

Một nhóm nhà khoa học trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia MISIS (NUST MISIS) của Nga đã phát triển được một công nghệ mới tân tiến để sản xuất lớp vỏ bọc có khả năng kháng khuẩn.

Công nghệ này sẽ được sử dụng trong ngành y tế và cho phép các nhà khoa học bao phủ các vật cấy vào cơ thể người bằng một lớp bảo vệ, giúp cơ thể chống viêm nhiễm, giúp tránh đào thải vật cấy và giảm thời gian hậu phẫu.

Hiện nay, phản ứng viêm nhiễm của cơ thể người là một trong những vấn đề nan giải khiến vật cấy không thể nhanh chóng "hòa hợp" với các mô sống khác trên cơ thể.


Công nghệ mới là một phương pháp sáng tạo để xử lý bề mặt kim loại và hỗn hợp kim loại.

Trên bề mặt của vật cấy sẽ hình thành một lớp màng sinh học có độ bám dính cao do quá trình nhiễm trùng xâm lấn do nấm và vi khuẩn. Dùng liệu pháp thuốc truyền thống không thể loại bỏ lớp màng sinh học này một cách dễ dàng.

Do đó, việc bọc các vật cấy bằng lớp màng chống khuẩn do các nhà khoa học NUST MISIS phát triển là một biện pháp hiệu quả giải quyết vấn đề này.

Công nghệ mới là một phương pháp sáng tạo để xử lý bề mặt kim loại và hỗn hợp kim loại. Bí mật của công nghệ là "gia công phóng điện", tức là bề mặt của vật cấy được xử lý bằng một vật liệu điện cực làm từ một hợp chất đặc biệt.

Vật liệu gồm kim loại có tính thích ứng sinh học và các vật liệu bổ sung có tính kháng khuẩn và hoạt tính sinh học theo tỷ lệ cụ thể. Do đó, vật cấy được bọc một lớp gồm các phần tử có thể tiêu diệt vi khuẩn mà vẫn giữ được đặc tính thích ứng sinh học và hoạt tính sinh học.

Công nghệ mới phát triển sẽ được sử dụng để xử lý các vật cấy làm từ nhiều loại hợp kim khác nhau trong y học.

Ví dụ, công nghệ có thể được sử dụng để sản xuất vật cấy bằng titan được thiết kế để thay thế các khu vực mô xương bị phá hủy. Các vật cấy gồm vật cấy nha khoa và chỉnh hình, vật cấy dùng trong phẫu thuật xương sống, hàm-mặt, miệng, khớp nhân tạo...


Giáo sư Evgeny Levashov.

​Giáo sư Evgeny Levashov thuộc NUST MISIS nói: "Vật liệu bọc này thuộc thế hệ hoạt tính sinh học cải tiến thứ ba. Nó gồm các phần tử có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại. Vật liệu bọc vật cấy bảo vệ cơ thể khỏi hiện tượng viêm nhiễm, giúp tránh thất bại khi cấy ghép và do đó góp phần giảm thời gian hậu phẫu".

Các nhà khoa học đã phát triển công nghệ này ba năm và vẫn tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, họ đã lấy bằng sáng chế cho công nghệ ở cả Nga và trong hệ thống Hiệp ước Hợp tác Sáng chế. Hiện tại, công nghệ mới cần được thử nghiệm lâm sàng.

Cập nhật: 06/04/2016 Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video