Dùng kính áp tròng thay cho tiêm trong điều trị bệnh mắt

Theo các nhà khoa học Mỹ, dùng kính áp tròng giải phóng dần thuốc trực tiếp vào mắt là một sự thay thế tuyệt vời cho thuốc nhỏ mắt với lợi thế là không xâm lấn và hiệu quả điều trị cao.

Theo Medical Express, kính áp tròng có thể giải quyết vấn đề vận chuyển thuốc đến võng mạc. Thông thường, tiêm là cần thiết để điều trị các bệnh ảnh hưởng đến võng mạc. Nhưng tiêm lại gây ra nỗi sợ hãi ở nhiều bệnh nhân, gây cản trở trị liệu.


Nhà nghiên cứu Daniel S. Kohane với kính áp tròng - (Ảnh: Katherine C. Kohane).

Công trình nghiên cứu mới của Bệnh viện Mắt và tai Massachusetts và Bệnh viện Nhi đồng Boston (Mỹ) cho thấy có thể dùng kính áp tròng giải phóng thuốc đến vùng mắt khó tiếp cận hơn, đặc biệt là các bệnh về võng mạc. Hiện nay, hầu hết các bệnh về võng mạc đều cần tiêm mắt và cấy ghép, nhưng lại gây tác dụng phụ tiềm ẩn, một số trong đó nghiêm trọng. Hơn nữa, có khoáng 1/4 số bệnh nhân được tiêm thuốc mắt đã không quay trở lại, do sợ tiêm vào mắt. Mặc dù có những loại thuốc có hiệu quả đối với những tình trạng này, nhưng thật khó để đưa chúng đến các mô võng mạc theo cách không xâm lấn.

Còn việc sử dụng kính áp tròng để tiết ra dexamethasone (một steroid được sử dụng để điều trị các bệnh viêm mắt) có lợi thế là tiện lợi và dễ sử dụng. Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm kính áp tròng trên động vật bị viêm màng bồ đào (uveitis) và phù hoàng điểm (macular edema). Hóa ra, kính áp tròng giúp giải phóng thuốc liên tục vào võng mạc trong một tuần.

Trên thực tế, khi dùng kính áp tròng có thể đạt được nồng độ cao hơn 200 lần so với các chỉ số được quan sát thấy khi nhỏ thuốc mắt mỗi giờ một lần. Và về hiệu quả, kính áp tròng hoàn toàn tương đương với tiêm xét về mặt ngăn ngừa tổn thương võng mạc. Hiện các nhà khoa học đang chuẩn bị bắt đầu thử nghiệm lâm sàng.

Cập nhật: 07/10/2019 Theo motthegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video