Dùng "quan tài nước" làm lạnh lò phản ứng

Các phòng chứa bên trong lò phản ứng số 1, số 2 của nhà máy bị động đất và sóng thần phá hỏng ở Fukushima, Nhật Bản, sẽ được đổ đầy nước để giúp làm lạnh các lò này - một biện pháp chưa từng có tiền lệ trong ngành khoa học hạt nhân thế giới.


Tình hình rò rỉ phóng xạ tại nhà máy hạt nhân Daiichi vẫn rất nghiêm trọng. (Ảnh: EPA)

Các chuyên gia cho rằng, cái gọi là "quan tài nước" sẽ đảm bảo độ lạnh cho các lò phản ứng ở nhà máy Daiichi, cách Tokyo 240km về phía bắc.

Nước sẽ thấm từ từ vào tất cả các lỗ hổng bên trong qua các ống nối và các van vốn đã bị phá hỏng một phần, tạo ra một "lớp đệm nước" quanh khu nhiên liệu của mỗi lò phản ứng. Biện pháp này được tin là sẽ tạo ra các điều kiện tốt hơn cho quá trình làm lạnh.

Hôm nay (27/4), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra đánh giá mới nhất về hiện trạng an toàn hạt nhân ở Nhật Bản. Theo đó, tình hình tại nhà máy Daiichi nhìn chung vẫn rất nghiêm trọng song có nhiều dấu hiệu cho thấy sự phục hồi ở một số chức năng.

Thông tin cho biết, các mức phóng xạ tại nhà máy đã tăng lên mức cao nhất kể từ sau khi thảm họa kép làm hỏng hệ thống làm lạnh của cơ sở, gây khó khăn cho các nỗ lực của Nhật Bản nhằm kiểm soát cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ này.

Hai robot được đưa vào tòa nhà lò phản ứng số 1 hôm 26/4 đã ghi được mức phóng xạ 1.120 millisiervert/h - Junichi Matsumoto, một quan chức thuộc Tập đoàn Điện lực Tokyo, đơn vị vận hành nhà máy, cho biết.

Phóng xạ tăng cao đã khiến cho hàng chục nghìn người phải sơ tán khỏi vùng thảm họa.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video