Đứng trước lò vi sóng khi sử dụng có an toàn không?

Lò vi sóng đã là một vật dụng nhà bếp trong nhiều thập kỷ qua. Nó cho phép bạn nấu mọi thứ từ rau quả đông lạnh đến các bữa ăn đóng gói trong vài phút. Nhưng có lẽ chắc chắn sẽ có lúc bạn tự hỏi rằng việc đứng gần lò vi sóng như vậy có an toàn hay không.

Bạn thực sự cần phải lo lắng về điều này? Câu trả lời ngắn gọn là không!. Chấn thương do bức xạ vi sóng là rất hiếm, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Tuy nhiên, có một số biện pháp phòng ngừa nhất định bạn có thể cần phải thực hiện để giữ an toàn cho bản thân khi sử dụng lò vi sóng.


Lò vi sóng sẽ không nguy hiểm nếu biết sử dụng đúng cách.

Theo báo cáo của FDA, sóng vi ba là một loại bức xạ điện từ hoặc sóng năng lượng di chuyển trong không gian. Bức xạ điện từ có các dạng khác nhau, bao gồm sóng vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, tia X và tia gamma.

Lò vi sóng, giống như sóng vô tuyến, là một loại "bức xạ không ion hóa", nghĩa là chúng không có đủ năng lượng để đánh bật các electron ra khỏi nguyên tử. Do đó, vi sóng được biết là không làm hỏng DNA bên trong các tế bào.

Ngược lại, tia X và tia gamma được phân loại là "bức xạ ion hóa", một loại có đủ năng lượng để loại bỏ các electron khỏi nguyên tử và có thể làm hỏng tế bào và DNA.

Mặc dù vi sóng không gây ra rủi ro sức khỏe giống như tia X, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không có rủi ro. Lò vi sóng làm nóng thức ăn bằng cách làm cho các phân tử nước rung động, tạo ra nhiệt. Về lý thuyết, vi sóng có thể làm nóng các mô cơ thể giống như cách chúng hâm nóng thức ăn và ở mức độ cao, vi sóng có thể gây bỏng và đục thủy tinh thể. Nhưng những loại chấn thương này rất hiếm và thường xảy ra khi mọi người tiếp xúc với lượng lớn phóng xạ rò rỉ qua các lỗ hở trong lò.

Hơn nữa, lò vi sóng phải được thiết kế theo một cách nhất định để ngăn chặn các loại rò rỉ này. Do đó, "có rất ít lý do để lo lắng" về việc vi sóng dư thừa rò rỉ ra khỏi lò của bạn, trừ khi có hư hỏng bản lề cửa.

Tuy nhiên, FDA cũng đưa ra lời khuyên rằng chúng ta nên kiểm tra lò vi sóng cẩn thận và không sử dụng nếu cửa không đóng đúng cách hoặc nếu nó bị cong, vênh hoặc bị hư hỏng hoặc không nên dựa hoặc đứng trực tiếp vào lò vi sóng trong thời gian dài khi nó đang hoạt động.

Cập nhật: 29/10/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video