Dùng xăng không chì nhưng chì trong không khí tăng!

Nhiều cư dân TP.HCM khi ra đường phải mang khẩu trang để hạn chế hít thở các chất độc hại, đặc biệt là khí thải, khói bụi... Điều đáng lo ngại là một số chất độc hại trong không khí có xu hướng gia tăng.

Khói xe gây ô nhiễm môi trường trên đường xuyên Á, huyện Hóc Môn, TP.HCM (Ảnh: T.T.D)
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đinh Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, đánh giá: khi loại bỏ xăng pha chì từ 1-7-2001 thì nồng độ chì trong không khí ven đường giảm đáng kể. Nhưng gần đây  nồng độ chì trong không khí có dấu hiệu tăng nhẹ. “Chúng tôi đang theo dõi rất sát vấn đề này để tìm hiểu nguyên nhân tại sao nồng độ chì trong không khí tăng.

Chúng tôi cũng đã có văn bản đề nghị Sở Khoa học & công nghệ TP.HCM xác định hàm lượng chì trong xăng có tăng và vượt tiêu chuẩn hay không, nhưng cơ quan này trả lời hàm lượng chì trong xăng vẫn nằm trong giới hạn cho phép” - ông Tuấn nói.

* Các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người như benzene, toluene, xylene diễn biến ra sao, thưa ông?

Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, tiếng ồn đo đạc trong tháng 8-2006 tại sáu trạm quan trắc có giá trị mức ồn cao nhất (max) đều không đạt tiêu chuẩn mức ồn, dao động trong khoảng 53,2 - 83,3dB (deciben), trong khi tiêu chuẩn qui định mức ồn không vượt quá 75dB. Tình trạng tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép đã kéo dài. 

- Hợp chất hữu cơ bay hơi là một trong những hợp chất ô nhiễm không khí nguy hại nhất mà cụ thể là benzene, toluene, xylene. Các chất hữu cơ bay hơi này có nguồn gốc từ quá trình đốt cháy và bay hơi của nhiên liệu, đặc biệt là khí thải từ các loại xe, kể cả từ đun nấu trong sinh hoạt... Cho đến nay nước ta chưa có tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí đối với các chất ô nhiễm nguy hiểm này.

Năm 2005 là năm đầu tiên Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM đã thí điểm đo đạc các chất ô nhiễm nói trên tại sáu trạm quan trắc chất lượng không khí và lấy tiêu chuẩn của cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ để tham khảo đánh giá vấn đề ô nhiễm các chất này.

Kết quả đo đạc năm 2005 cho thấy nồng độ benzene trung bình năm tại sáu trạm quan trắc dao động 28,51 - 40,13 microgam/m3. Con số này vượt tiêu chuẩn của cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ từ 2,5 - 4,1 lần. Riêng toluene, xylene trong không khí đều đạt tiêu chuẩn của Mỹ. Năm 2006, chúng tôi tiếp tục đo đạc các chất ô nhiễm nói trên nhưng phải đợi đến cuối năm mới đánh giá được vì cần có số liệu đo đạc của cả 12 tháng. 

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM đo đạc các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng không khí (Ảnh: CTV)

Theo kết quả phân tích chất lượng không khí tháng 8-2006 (do Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM thực hiện), nồng độ chì (Pb) đo đạc được tại sáu trạm quan trắc chất lượng không khí bán tự động dao động 0,2 - 2,17 microgram/m3, vẫn đạt chuẩn chất lượng không khí! Song điều đáng lo ngại là nếu so sánh số liệu này với kết quả quan trắc tháng 7-2006, nồng độ chì ở một số trạm đo đạc tăng 1,4 - 2,2 lần!

Còn so sánh với cùng kỳ năm trước, kết quả quan trắc nồng độ chì trung bình tháng tại hầu hết các trạm đo đều tăng 1,1 - 1,6 lần.

Soát xét lại toàn bộ số liệu đo đạc nồng độ chì trong sáu tháng đầu năm 2006 và so sánh với sáu tháng đầu năm 2005 cho thấy nồng độ chì cũng tăng 1,2 - 2,3 lần. 

QUỐC THANH thực hiện

Theo Tuổi trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video