Dương tính trở lại không có nghĩa là tái nhiễm virus SARS-CoV-2

Câu chuyện xảy ra trong chiều ngày 13/4, khi một nam bệnh nhân quốc tịch Anh, 60 tuổi đã ra viện "dương tính trở lại" với SARS-CoV-2, được phát hiện tại TP. HCM. Bệnh nhân kể trên là bệnh nhân số 22, nằm trong số những bệnh nhân đầu tiên xuất hiện trong giai đoạn 2 của dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Không chỉ thế, trước đó, tại Quảng Ninh cũng có trường hợp bệnh nhân 50 dương tính trở lại với SARS-CoV-2 sau 2 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp.

Tất cả những điều này đã đặt ra câu hỏi: Tại sao các kết quả xét nghiệm lại có sự thay đổi như vậy? Và liệu những người "dương tính trở lại" đó có khả năng lây nhiễm tiếp cho cộng đồng hay không? Với những trường hợp này, chúng ta cần phải làm gì?...

Liên quan tới vấn đề này, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM đã có những lời giải đáp cụ thể.

"Người lành mang trùng"

Trong trường hợp này, "tái nhiễm" theo mọi người đang hiểu có thể là mang sắc thái của "người lành mang trùng" sau khi mắc bệnh, chứ không phải tái nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tái nhiễm là phải sốt lại, ho lại còn nếu xét nghiệm lại mới thấy thì đây không phải là tái nhiễm mà chuyển trạng thái từ người lành hết bệnh sang "người lành mang trùng".


Tái nhiễm là phải sốt lại, ho lại còn nếu xét nghiệm lại mới thấy thì đây không phải là tái nhiễm.

Nguyên nhân "tái dương tính" với SARS-CoV-2

Khi vừa hết bệnh, có một số người sẽ chuyển thành cộng sinh, có nghĩa là lượng kháng thể không dẹp hết virus và virus cũng tiếp tục nhân lại nhưng không gây bệnh cho người đó. Nó có thể phát tán virus ra môi trường bên ngoài, chứ không phải dương rồi lại âm rồi tái nhiễm. Cụ thể nó sẽ chuyển qua nhóm "người lành mang trùng".

"Người lành mang trùng" có lây lan virus được không?

Cho tới hiện nay, mình không thể ỉ là người này không lây chút nào cho người khác dù "người lành mang trùng" có tốc độ lây có thể ít hơn những người có triệu chứng. Nhìn chung, triệu chứng càng nhiều, càng rầm rộ thì khả năng lây càng nhiều. Người không ho nhiều thì khả năng lây ít đi. Đó là quy luật phát tán virus ra môi trường xung quanh. Thậm chí có 1 số trường hợp virus tồn tại trong họng nhưng tốc độ phát ra ngoài không nhiều nên không lây.

Ví dụ như bệnh cúm, sau mấy ngày hết bệnh, còn virus trong người nhưng nồng độ quá thấp, không lây được. Nhưng chính xác Covid-19 có lây hay không lây thì cần nghiên cứu sâu hơn nữa".

Người bị nhiễm virus khi hết bệnh đa số thành người bình thường, không còn phát tán virus, một số nhỏ có thể chuyển sang "người lành mang trùng", không triệu chứng nhưng trong người có virus. (Lành là không có triệu chứng)

Trong chuyên môn có từ "tái nhiễm" hay "tái hoạt động" nhưng cho tới chủng virus này vẫn chưa có, vì nó thuộc virus Corona.

Có cần thay đổi phác đồ điều trị với bệnh nhân "tái dương tính" hay không?

Đến thời điểm này, Việt Nam cũng như các nước chưa có thông tin gì thêm về việc có phải thay đổi phác đồ điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 hay không. Nhưng để có thể loại trừ được tối đa rủi ro cho cộng đồng thì khuyến cáo chung của các chuyên gia cho đến lúc này là dành cho chính những người đã khỏi bệnh.

Họ nên chủ động kéo dài thời gian cách ly sau khi đã ra viện hơn 14 ngày. Những đối tượng cần biết rằng, mình cũng có thể trở thành nhóm "người lành mang trùng" nên cần chủ động bảo vệ những người xung quanh, đặc biệt là trong gia đình.

Theo đó cần tiếp tục đeo khẩu trang trong thời gian dài nhất có thể, vệ sinh cơ thể thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với những người lớn tuổi, những người có nguy cơ cao.

Về phía cộng đồng, chúng ta có thể lo nhưng không cần quá hoang mang vì đa số các giả thiết hiện nay vẫn là khả năng lây nhiễm của người "dương tính trở lại" chỉ ở mức thấp. Điều quan trọng hơn cả là tuân thủ việc biện pháp phòng ngừa Covid-19, cẩn trọng ngay cả trong thời gian giãn cách xã hội hiện giờ.

Với tình hình hiện tại, thực tế nguy cơ còn cao hơn lúc còn tập trung các ca nghi nhiễm dù ca bệnh ít. Do đó, tất cả cùng phải chung tay đề phòng, tất cả phải cùng chiến đấu chứ không thể tuyệt nhiên phó mặc cho một mình ngành Y tế.

Cập nhật: 15/04/2020 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video