Ếch phát ra tiếng kêu siêu âm

Một loài ếch hiếm ở Trung Quốc đã đi vào sách kỷ lục khi trở thành loài lưỡng cư đầu tiên được biết đến có khả năng giao tiếp bằng siêu âm. 

Amolops tormotus

Cho đến nay, chỉ một vài loài động vật có vú - như dơi, cá voi và cá heo - là được biết đến sử dụng âm thanh tần số rất cao để giao tiếp với nhau.

Loài ếch Amolops tormotus có thể đã phát triển ra cơ chế này để nghe được âm thanh trên mặt nước sủi bọt. Chúng sống dọc theo các con suối chảy mạnh ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Vào mùa mưa, mặt nước dâng cao nhanh chóng, tạo ra những âm thanh lấn át tiếng kêu của rất nhiều động vật nhỏ.

A. tormotus đã khiến mình nổi bật trong mớ âm thanh hỗn loạn đó, bằng cách phát ra siêu âm (lớn hơn 20 kilohertz) vượt ra khỏi dải âm thanh của toàn bộ khu vực. Âm thanh của loài ếch này rất đặc biệt. Hầu hết tiếng kêu của chúng chỉ lên cao hoặc hạ xuống, nhưng chúng sử dụng một loạt các âm thanh lên xuống nghe giống như tiếng kêu của chim, cá voi hoặc động vật linh trưởng.

Một nhóm nghiên cứu do Albert Feng, giáo sư Mỹ, đứng đầu, đã đến thăm nhánh sông Tao Hua, Trung Quốc, để nghiên cứu loài ếch này. Họ nghe thấy giai điệu líu lo mà họ cho là của một con chim ở dưới bụi cây. Cuối cùng đó lại là bài ca của một con ếch đực thuộc loài mà họ đang muốn nghiên cứu.

Tiến sĩ Feng tự hỏi không biết những con khác cùng loài này có thể nghe và trả lời âm thanh này không, hay chúng chỉ định phô diễn. Ông tiến hành một thí nghiệm, trong đó ghi lại tiếng kêu của ếch, chia thành các tần số khác nhau, và kiểm tra phản ứng của ếch trong tự nhiên.

Nhóm tìm thấy hầu hết các con ếch phản ứng với dải âm thanh siêu âm và một nửa gửi trả lại tiếng kêu siêu âm. Chỉ có ếch đực được thử nghiệm còn ếch cái có cấu trúc tai khác thì vẫn chưa được biết đến có sử dụng siêu âm không.

"Tự nhiên đã có một cách riêng để phát triển cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp trong các tình huống khác nhau", Feng nhận định. "Một trong những cách đó là chỉnh tần số vượt trên dải âm thanh nền. Những động vật có vú như dơi, cá voi, cá heo đều làm điều này - sử dụng siêu âm để giao tiếp. Ếch chưa bao giờ được nghĩ là có khả năng đó".

Tiến sĩ Feng tin rằng khả năng phản ứng với siêu âm có thể được tìm thấy ở các loài chim và lưỡng cư khác.

M.T.

Theo VnExpress/BBC
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video