ESA đang nghiên cứu in 3D xương và da giúp cấp cứu các tai nạn trên vũ trụ

Hiện tại bệnh viện y của đại học kỹ thuật Dresden, Đức đang làm việc với hai công ty OHB Systems AG và Blue Horizon trong sự giám sát của Cơ quan vũ trụ châu Âu để phát triển 1 giải pháp sử dụng công nghệ in 3D giúp xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến sức khỏe cho các chuyến đi xa vào vũ trụ trong tương lai.

Từ trước đến giờ con người mới chỉ có thể đặt chân lên Mặt Trăng nhưng điều này sẽ sớm thay đổi với tốc độ phát triển rất nhanh của công nghệ trong những năm gần đây. Giờ là lúc loài người bắt đầu nghĩ đến việc chăm lo sức khỏe ngay tại chỗ của những người sẽ tham gia du hành hay sống trong vũ trụ chứ không đợi phải di chuyển về Trái đất nếu có vấn đề gì. Với công nghệ in 3D các nhà nghiên cứu dự định sẽ tái tạo nhiều thứ, từ tế bào đến da hay cả xương để cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.


Với công nghệ in 3d, các nhà khoa học có thể tự tái tạo da hay cả xương để cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Nhóm nghiên cứu dự kiến sử dụng methycellulose và alginate để tái tạo huyết tương nhân tạo, họ cũng sẽ tìm cách để làm dày và thêm độ nhớt cho dạng huyết tương này để chúng có thể được bơm qua cái mũi kim in 3D dễ dàng hơn. Dự kiến họ sẽ làm ra dạng vật liệu đủ độ dày để có thể in phun theo nhiều hướng, kể cả hướng từ dưới lên trên để phù hợp với môi trường không trọng lượng trong vũ trụ.

Một trong những người dẫn đầu của ESA hy vọng vật liệu này sẽ giúp ích trước hết là trong các chuyến thám hiểm sao Hỏa sắp tới khi thời gian bay và ở trong vũ trụ sẽ tính theo năm chứ không theo ngày hay tháng như hiện tại. Đây có thể sẽ là một túi first aid đa năng giúp điều trị các vết thương nhanh chóng, vừa đáp ứng tính an toàn vừa giúp tiết kiệm được nhiều trọng lượng phải đem lên vũ trụ.

Có thể ví dụ nhanh như trong trường hợp bị bỏng thì việc kiếm lớp da mới sẽ có nhiều nguy cơ bởi nếu ta lấy da từ 1 chỗ khác thì cũng lại phải lo bảo vệ chỗ đó khỏi nhiễm trùng, giờ ta chỉ cần in luôn lớp da mới để thay thế là xong. Cũng có những ví dụ về gãy xương ta có thể in luôn 1 phần xương mới để thay thế, rất đơn giản trong cứu chữa.

Cập nhật: 20/07/2019 Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video