Giải mã bí ẩn những hố băng lạ liên tục xuất hiện tại Nam Cực trong nhiều thập kỷ qua

Đầu thập niên 1970, khi công nghệ vệ tinh lần đầu tiên cho phép chụp lại ảnh Trái đất từ không gian, con người cũng thu được rất nhiều hình ảnh kỳ lạ. Một trong số đó là cái hố băng bí ẩn xuất hiện trên tảng băng trôi vùng biển Lazarev của Nam Cực.

Băng trôi tại Nam Cực biến động theo mùa. Mùa đông thì có rất nhiều, mùa hè thì biến mất. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ trên một tảng băng trôi lại xuất hiện cái hố hết sức kỳ lạ mà không ai giải thích được, dù đã tốn hàng thập kỷ để tìm hiểu.


Trên một tảng băng trôi lại xuất hiện cái hố hết sức kỳ lạ mà không ai giải thích được.

Khoảng cuối năm 2017 - tháng mùa đông lạnh nhất của Nam Cực, thời điểm băng trôi dày đặc bậc nhất - cái hố ấy lại đột nhiên xuất hiện. Nó rộng tới 9.500km2, và liên tục nở rộng tới 740% trong 2 tháng kế tiếp trước khi biến mất khi hè đến.

Nhưng cuối cùng, sau hàng thập kỷ lao tâm khổ tứ thì mới đây, các chuyên gia từ ĐH New York Abu Dhabi (NYUAD) đã có được đáp án. Những cái hố này được gọi là polynya (hay hố phù du), là sản phẩm còn sót lại từ những cơn lốc xoáy lớn ngoài biển.

Tháng 9/2017, các đợt không khí ấm và lạnh đã va chạm tại Nam Cực, tạo thành cơn lốc xoáy với vận tốc gió lên tới 117km/h. Các đợt sóng thần cao đến 16m nổ ra, đẩy băng đây cuốn đi mọi hướng xung quanh tâm bão. Khi bão tan đi, những gì còn sót lại sẽ là những tảng băng trôi đã được tập hợp, với một cái hố ở giữa - chính là vị trí tâm bão.

Dù câu chuyện ra đời nghe có vẻ hết sức khốc liệt, nhưng hệ quả polynya tạo ra có phần thú vị, thậm chí là quan trọng. Nó tạo ra một môi trường tuyệt vời dành cho động vật hoang dã vùng cực, bao gồm cả hải cẩu lẫn chim cánh cụt, cũng như nơi ăn chốn ở cho các sinh vật phù du.


Các hố polynya giống như một cánh cửa sổ, nối thế giới dưới lớp băng với bầu trời.

Tuy nhiên, những cái hố này cũng có thể xem là dấu hiệu của biến đổi khí hậu.

"Các hố polynya giống như một cánh cửa sổ, nối thế giới dưới lớp băng với bầu trời, và vận chuyển nguồn năng lượng lớn giữa đại dương và khí quyển suốt mùa đông" - Diana Francis, tác giả nghiên cứu cho biết.

"Bởi có kích cỡ lớn, chúng gây ảnh hưởng đến khí hậu của cả khu vực, và thậm chí là toàn cầu khi đại dương tiếp tục luân chuyển".

Đây là điều khiến cho nghiên cứu này trở nên quan trọng. Các polynya về cơ bản có thể tạo ra môi trường sống tốt cho động vật, nhưng sự xuất hiện của chúng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ khí hậu, và thậm chí có thể tác động đến tốc độ Trái đất nóng lên hiện nay. Khi chúng xuất hiện càng nhiều, mô hình dự đoán khí hậu của khoa học cũng ngày càng trở nên thiếu chính xác.

Theo Francis, việc phát hiện các hố polynya có khả năng tác động đến quá nhiều thứ là điều rất hệ trọng, và tỉ lệ chúng thực sự làm được là tương đối cao. Khi khí hậu ngày càng nóng lên, các cơn bão hoạt động cũng mạnh hơn, thường xuyên hơn và tiến gần hơn đến Nam Cực, tạo điều kiện để polynya xuất hiện ngày càng nhiều.

Để dự đoán các thảm họa khí hậu, việc có thêm một biến số nữa là polynya thực sự không phải điều giới khoa học mong đợi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research: Atmospheres.

Cập nhật: 08/05/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video