Giải mã hành vi voi mẹ quấn xác con theo mình nhiều ngày

Hình ảnh một con voi cái châu Phi dùng vòi cuốn lấy xác voi con rồi tha đi khắp nơi trong nhiều ngày sau đó khiến nhiều người thương cảm.

Những bức ảnh được các nhân viên của Twyfelfontein Country Lodge nằm trong Khu bảo tồn Twyfelfontein Uibasen, thuộc thung lũng Huab ở vùng Kunene của Namibia ghi lại.


Voi mẹ cuốn chặt xác con nhiều ngày rồi đưa đi khắp nơi - (Ảnh: PHILIP SHILONGO)

Hình ảnh cho thấy con voi mẹ đang dùng chiếc vòi của mình quấn lấy thi thể voi con, lững thững bước đi khắp vùng đồng cỏ.

William Stegmann, một cán bộ tại Twyfelfontein Country Lodge, chia sẻ voi mẹ Rosy sinh con vào ngày 27-10-2022. Rosy cũng là đầu đàn của một nhóm voi sống ở khu vực này.

Ngay khi sinh ra, voi con đã không khỏe lắm và phải vật lộn để theo kịp đàn của mình khi phải đi một quãng đường dài để đến nơi có nước uống. Chỉ một ngày sau khi sinh, voi con đã chết.

Các nhân viên tại Twyfelfontein Country Lodge đã thấy voi mẹ quấn lấy xác voi con, tha đi khắp nơi cùng đàn của mình và chỉ đặt con xuống khi cần phải ăn. Voi mẹ cũng ăn ít hơn. Trong suốt hai ngày sau đó, voi mẹ không rời xác con.


Mối quan hệ giữa voi mẹ và voi con kéo dài từ khi mang thai, nuôi con cho đến khi voi con có khả năng tự sinh tồn - (Ảnh: IUCN)

Hành vi mang xác con đi theo cũng đã từng được thấy ở loài voi châu Á. Những hành vi này tương tự ở động vật linh trưởng, dường như làm tiêu tan niềm tin phổ biến rằng chỉ con người mới nhận thức được cái chết.

Tuy nhiên, cơ chế hoặc động cơ để con mẹ mang xác con vẫn chưa được khoa học hiểu đầy đủ.

Theo các nhà khoa học, phản ứng đau buồn của voi mẹ có thể là do sự kết hợp của thực tế là voi có thời gian mang thai rất dài (22 tháng), khiến chúng dành rất nhiều cảm xúc vào con non. 

Bộ não lớn, trí thông minh và tính xã hội của chúng cũng có thể giúp chúng "hiểu" được cái chết ở một mức độ nào đó.

Voi vốn là loài sinh vật cực kỳ thông minh và có tính xã hội cao. Chúng thường sống theo đàn với những con cái lãnh đạo.

Cho đến nay, chúng là một trong số ít loài động vật biết cách sử dụng các công cụ - một dấu hiệu rõ ràng về trí thông minh, và nhận ra mình trong gương - điều mà chỉ có vượn và cá heo làm được.

Theo giáo sư giải phẫu thần kinh và giao tiếp động vật Bob Jacobs (Đại học Colorado, Mỹ), loài động vật này có cùng cấu trúc thần kinh cơ bản với con người: chúng có cấu trúc cortico-limbic trong não liên quan đến cảm xúc tương tự như con người.

Mặc dù chúng ta không bao giờ có thể biết chính xác những suy nghĩ/cảm xúc trong não voi, nhưng có lý do để giả định rằng động vật có vú này cũng cảm thấy buồn vui, đau đớn tùy theo hoàn cảnh tương tự như những gì con người cảm thấy.

Cập nhật: 11/11/2022 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video