Giải mã hiện tượng nổi da gà

Vì sao nổi da gà?

Tưởng chừng là một phản ứng tự nhiên nhưng ít ai biết rằng, nổi da gà hay sởn gai ốc từng là một cơ chế đặc biệt giúp giữ ấm cơ thể và là phản ứng trước cảm xúc.

Chắc hẳn bạn đã từng có cảm giác gai người và nổi da gà khi vừa bước ra khỏi phòng tắm vào mùa đông, hoặc ngay cả vào mùa hè nếu có gió lạnh thổi ngang qua.

Chưa hết, cảm giác nổi da gà còn có thể xảy ra khi bạn nghe một bài nhạc đầy cảm xúc hay hồi tưởng lại ký ức xưa cũ. Vậy tại sao những hiện tượng tưởng chừng không liên quan đến nhau lại có thể khiến bạn có cảm giác sởn gai ốc?


Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên xảy ra trên cơ thể con người.

Từ thời nguyên thủy, khi con người còn nhiều lông hơn so với con người ngày nay. phản ứng nổi da gà sẽ giúp chúng ta ấm lên.

Phản ứng nổi da gà giờ đây không thực sự giúp ích cho con người vì chúng ta hầu như không còn lông. Các nhà khoa học đã tự hỏi tại sao ngày nay phản ứng này vẫn tồn tại khi sự tiến hóa nên đã loại bỏ tác dụng của nó từ lâu. Vì vậy, trong nghiên cứu mới, nhà khoa học của Đại học Harvard đã điều tra những gì đang diễn ra ở cấp độ tế bào, để tìm ra những lợi ích khác mà nó có thể mang lại.

Sởn gai ốc hay nổi da gà  là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra khi bị lạnh hoặc gặp cảm xúc mạnh như sợ hãi, bất ngờ, tức giận, phấn khích…

Khi đó, da sẽ tạo thành những nốt nổi tròn phồng nhỏ nổi lên trên da do chân lông tự co thắt. Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Lông cắm sâu vào da và chân lông được nằm trong một bao (nang). Mỗi nang được một cơ sẽ làm nang phồng lên, đội lớp da lên tạo thành những hột trên mặt của da. Ðó là “da gà”. Khi nang phồng lên, sợi lông bên trong sẽ dựng đứng lên.

Nổi da gà thường thấy rõ nhất trên cánh tay, chân, cổ… Ở một số trường hợp nổi da gà thể xuất hiện cả trên mặt. Chúng sẽ tự hết khi những tác nhân kích thích trên biến mất.

Đây là một cơ chế mà chúng ta thừa hưởng từ tổ tiên. Tuy từng rất hữu ích trong quá khứ nhưng hiện nay không có nhiều tác dụng với cơ thể người hiện đại.

Theo Scientific American, goosebumps hoặc tạm dịch là nổi da gà theo cách gọi dân gian, xảy ra khi một lớp da bất ngờ nhô cao, thoạt nhìn khá giống với lớp da của gia cầm sau khi nhổ lông.

Những lớp da nhô lên này là kết quả của việc các cơ nhỏ dưới lông bị co lại, khiến vùng da gần lông bất ngờ nhô lên cao hơn so với bề mặt xung quanh. Hiện tượng này cũng khiến tóc thường dựng lên mỗi khi cơ thể cảm thấy lạnh.


Những lớp da nhô lên này là kết quả của việc các cơ nhỏ dưới lông bị co lại.

Ở những loài động vật với lớp lông dài, phản ứng trên tạo ra một vùng đệm, giúp ngăn chặn nhiệt bị thoát ra ngoài và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Lớp lông càng dày, nhiệt lượng giữ lại sẽ càng nhiều hơn. Tuy nhiên ở người, phản ứng này gần như vô ích và không đem lại kết quả gì.

Bởi lẽ sau hàng triệu năm tiến hóa, lớp lông dày từ lúc còn là động vật đã thoái hóa trở thành lớp lông tơ mỏng trên người hiện đại ngày nay.

Mặc dù không còn lớp lông dày nhưng hiện tượng nổi da gà vẫn còn giữ lại cho đến bây giờ. Bên cạnh vai trò giữ ấm, lớp lông dựng lên còn là cách để phòng vệ và đe dọa kẻ thù.


Bên cạnh vai trò giữ ấm, lớp lông dựng lên còn là cách để phòng vệ và đe dọa kẻ thù.

Ngoài tự nhiên hiện nay vẫn còn khá nhiều các loài động vật duy trì đặc điểm tự nhiên này ví dụ như mèo, nhím. Chúng thường dựng lông lên khi cảm thấy bị đe dọa, giật mình hoặc sợ hãi một thứ gì đó.

Cảm xúc cũng là một yếu tố gây nên phản ứng nổi da gà

Không chỉ có trời lạnh mới khiến các loài động vật và con người nổi da gà và dựng lông. Ở các loài động vật bậc cao như con người, cảm xúc là một trong những tác nhân khiến cơ thể nổi da gà.

Những cảm xúc thường thấy như khi bước lên bục của một đám cưới, hát quốc ca, nghe một bản nhạc cảm động hay thậm chí xem một bộ phim kinh dị. Tuy vậy cơ chế này có thể xảy ra bất cứ lúc nào hoặc lặp lại nhiều lần khi bạn hồi tưởng lại những khoảnh khắc, sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời.


Sau khi trạng thái cảm xúc xuất hiện, adrenaline sẽ được phóng vào máu.

Lý giải cho cơ chế tác động này chính là việc tiềm thức giải phóng một loại hormone căng thẳng có tên adrenaline.

Adrenaline là một hormone do tuyến thượng thận, nằm ở trên đỉnh hai tạng thận tạo ra. Loại hormone đặc biệt này tham gia vào rất nhiều phản ứng khác nhau của cơ thể người, trong đó có nổi da gà.

Sau khi trạng thái cảm xúc xuất hiện, adrenaline sẽ được phóng vào máu, đồng thời đóng vai trò truyền tải xung thần kinh cho các cơ quan khác nhau. Adrenaline tác động trực tiếp lên các thần kinh giao cảm giúp cơ thể phản ứng lại trước các mối nguy hiểm. Hệ quả là phản ứng sởn gai ốc xảy ra khi chúng ta có một cảm xúc nào đó cực mạnh.

Nói không ngoa khi adrenaline chính là liều thuốc thần kỳ kích hoạt tất cả cơ chế và bản năng sinh tồn của động vật, trong đó có con người. Chính bởi vậy, adrenaline được coi như một loại thuốc giảm đau, tăng sự hưng phấn và tỉnh táo trong nhiều trường hợp.


Nổi da gà thường xảy ra khi chúng ta gặp lạnh (bảo vệ thân nhiệt cơ thể), sợ hãi, phấn khích và nhiều dạng cảm xúc khác.

Ở động vật, loại hormone này được giải phóng khi cơ thể gặp lạnh, căng thẳng, sợ hãi hoặc các trạng thái cảm xúc khác như tức giận, phấn khích. Các dấu hiệu khác cho thấy adrenaline đã được tiết ra còn có hiện tượng chảy nước mắt, lòng bàn tay đổ mồ hôi, run tay, tăng huyết áp, tim đập nhanh.

Lượng adrenaline sẽ nhanh chóng hạ xuống khi các cảm xúc qua đi và cũng rất nhanh chóng, lớp da sau khi đột ngột nhô lên sẽ mau chóng trở lại bình thường.

Tổng kết lại, nổi da gà trên người thực tế là một phản ứng không tự nguyện của hệ thần kinh giao cảm và là một dạng của phản ứng stress cấp tính. Cơ chế này thường xảy ra khi chúng ta gặp lạnh (bảo vệ thân nhiệt cơ thể), sợ hãi, phấn khích và nhiều dạng cảm xúc khác.


Video lý giải tại sao con người và các loài động vật phải xù lông hoặc nổi da gà.

Ngoài ra, nổi da gà còn có thể kích thích mọc lông ở động vật

Theo nhà báo Whitcomb, một nghiên cứu khác còn cho rằng hiện tượng "nổi da gà" có thể kích thích mọc lông ở động vật. Năm 2020, một nhóm các nhà khoa học đã lấy mẫu da của chuột và loại bỏ các dây thần kinh quanh cơ arrector pili. Kết quả được công bố trên tạp chí Cell cho thấy các tế bào gốc nang lông trên mẫu da này được kích hoạt chậm hơn, lông mất nhiều thời gian để mọc hơn.

Quan sát qua kính hiển vi điện tử, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những dây thần kinh bị loại bỏ không chỉ gắn liền với cơ arrector pili, mà còn với cả các tế bài gốc nang lông. Dựa trên những kết quả đó, nhóm nghiên cứu đi tới nhận định rằng phản ứng Piloerection sẽ cho phép động vật mọc nhiều lông hơn để đáp ứng với giá lạnh. Đây cũng là một lý do tiềm năng khác để đặc điểm này được truyền lại cho hầu hết các loài động vật có vú.

Cập nhật: 27/06/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video