Bí mật về một bộ phận duy nhất trên cơ thể không bao giờ “nổi da gà”

  •  
  • 4.142

Nổi da gà là chuyện bình thường mỗi khi ta lạnh, hay sợ hãi... nhưng tồn tại 1 bộ phận kì diệu miễn nhiễm với nổi da gà, bạn biết không?

Mỗi khi bị lạnh, sợ hãi hay mắc tiểu... nhiều người thường bị rùng mình, nổi da gà. Thế nhưng, bạn có hay biết trên cơ thể chúng ta tồn tại 1 bộ phận "miễn nhiễm" với hiện tượng này không?

Mỗi khi lạnh, nhiều người thường bị rùng mình, nổi da gà.
Mỗi khi lạnh, nhiều người thường bị rùng mình, nổi da gà.

Và câu trả lời đó là vùng mặt. Nhưng vì sao lại thế?

Khi ta lạnh hay có cảm xúc mãnh liệt, phần giao cảm trong hệ thần kinh tự chủ sẽ bị kích thích mạnh. Nhiệm vụ của hệ thần kinh tự chủ là duy trì sự cân bằng nội môi sinh lí của cơ thể.

Hiện tượng nổi da gà mà ta vẫn thường thấy.
Hiện tượng nổi da gà mà ta vẫn thường thấy.

Trong khi đó, hệ giao cảm điều hòa hoạt động nội tạng cho phù hợp với tình trạng sinh lý bình thường, nghỉ ngơi.

Khi hệ này hoạt động mạnh, nó sẽ kích thích sản xuất hormon adrenaline - khiến các cơ nhỏ kết nối với nang lông dưới da trên cơ thể co lại.

Đồng thời, chúng sẽ làm bề mặt da xung quanh lông co chặt hơn, bề mặt da sẽ hơi tụt xuống. Hiển nhiên lúc này phần lông, chân lông trồi rõ hơn. Đó là hiện tượng nổi da gà.

Các cơ dựng lông này có ở khắp nơi trên cơ thể chúng ta.
Các cơ dựng lông này có ở khắp nơi trên cơ thể chúng ta.

Các cơ dựng lông này có ở khắp nơi trên cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, có một số bộ phận chúng ta sẽ không quan sát thấy được hiện tượng nổi da gà xảy ra - điển hình là gương mặt.

Lí do là vì khoảng cách giữa các lông trên mặt rất nhỏ. Khi cơ dựng lông co lại, da cũng kéo nén xuống, nhưng vì diện tích phần da giữa các lông không lớn nên hiện tượng nổi da gà không hề rõ ràng như ở tay, chân.

Ngoài ra, còn có 1 cách giải thích khác cho hiện tượng này. Ở các bộ phận cơ thể như bàn tay, bàn chân hay mặt, các cơ dưới da có khá nhiều nhiệm vụ khác quan trọng hơn - như cơ dưới da ở lòng bàn tay còn chịu trách nhiệm hỗ trợ việc cầm nắm.

Chúng ta nên cảm thấy may mắn khi cơ thể chúng ta được cấu tạo một cách kì diệu như thế.
Chúng ta nên cảm thấy may mắn khi cơ thể chúng ta được cấu tạo một cách kì diệu như thế.

Tương tự, việc thể hiện các biểu cảm trên gương mặt "huy động" sự hỗ trợ của rất nhiều cơ dưới da.

Các cơ điều chỉnh biểu cảm này phát triển mạnh, sẽ "lấn át" hoạt động của cơ dựng lông. Kết quả là chúng ta khó có thể nhận ra sự hiện diện của "da gà" trên gương mặt mình.

Chúng ta nên cảm thấy may mắn khi cơ thể chúng ta được cấu tạo một cách kì diệu như thế. Vì có lẽ bạn sẽ không thể tưởng tượng được mình sẽ trông kém sắc thế nào khi da gà nổi cồm cộm trên mặt đâu.

Cập nhật: 10/10/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 4.142