Giải thích hiện tượng “cát biết hát”

Hiện tượng cát hát là gì?

Trong nhiều thế kỷ qua, hiện tượng một số vùng sa mạc trên thế giới phát ra thứ âm thanh kỳ lạ nghe như những bản nhạc đã mê hoặc biết bao du khách và nhà thám hiểm.

Người xưa cho rằng đó có thể là tiếng thét của quỷ thần chốn địa ngục hoặc là tiếng hát mà nàng tiên cá cất lên nhằm dụ dỗ các thủy thủ. Tuy nhiên, với khoa học hiện đại, nguồn gốc thực sự của nó vẫn là một câu hỏi chưa thể làm rõ.

Những âm thanh ám ảnh của sa mạc

Theo Tân Hoa xã, vào năm 2022, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra vùng sa mạc phát ra âm thanh vo ve kỳ lạ ở ven biển tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Trưởng nhóm nghiên cứu – ông Qu Jianjun cho biết: "Việc phát hiện ra hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu này giúp lấp đầy khoảng trống về vùng sa mạc đặc biệt ven biển ở Trung Quốc. Điều đó sẽ hỗ trợ việc phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch ở đảo Hải Nam".


Với khoa học hiện đại, nguồn gốc thực sự của những âm thanh trên sa mạc vẫn là một câu hỏi chưa thể làm rõ.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học khám phá ra hiện tượng bí ẩn này của sa mạc. Trong chuyến du hành của mình, nhà thám hiểm Marco Polo đã gặp phải sa mạc phát ra âm thanh đầy ám ảnh mà ông cho là của những "linh hồn sa mạc độc ác". Marco Polo miêu tả rằng "đôi khi lấp đầy không khí bằng âm thanh của tất cả các loại nhạc cụ, cũng như tiếng trống và tiếng va chạm của các loại nhạc cụ với cánh tay".

Trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học đã tìm nhiều cách để lý giải hiện tượng này nhưng chưa có câu trả lời chính thức. Điển hình, Charles Darwin không thể giải thích nguồn gốc của âm thanh khi nghe nó ở sa mạc Chile.

Các chuyên gia đã đặt tên cho hiện tượng này là "cát hát". Cát hát hay còn được gọi là cát reo, cát huýt sáo hoặc cát nhạc - là những vùng cát ở sa mạc hoặc bờ biển có thể tạo ra âm thanh một cách tự nhiên trong gió do sự kết hợp giữa các đặc điểm vật lý như kích thước và thành phần cấu tạo của hạt cát hay địa hình.

Đi tìm lời giải

Đến nay, theo các nhà nghiên cứu, trên thế giới tồn tại khoảng 30 sa mạc biết hát ở châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng nhìn chung họ đều thống nhất giả thuyết về sự rung động xảy ra phía dưới bề mặt cồn cát.

Trong một báo cáo được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters mới đây, nhóm khoa học đến từ Pháp đã cùng nhau giải quyết bí ẩn: làm thế nào các hạt cát biết hát đó có thể phát ra âm thanh cùng một lúc?


Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm hiện tượng “cát biết hát”  trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: American Geophysical Union)

Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu âm thanh đã tiến hành thử nghiệm tại hai đụn cát khác nhau: một ở sa mạc Sahara, phía tây nam Ma-rốc và một ở gần Al-Askharah - thị trấn ven biển đông nam Oman, trên bán đảo Ả Rập. Kết quả: tại Ma-rốc, nhiều bãi cát tạo ra tần số đều đều ở mức 105Hertz, trong khi ở Oman đôi khi lại xuất hiện thứ âm tạp chói tai với tần số lên xuống thất thường, từ 90 đến 150hertz. Ngoài ra, trong khi cát ở sa mạc Ma-rốc có kích thước tương đối đồng đều thì ở Oman lại không.

Tiến hành phân lập những hạt kích cỡ khác nhau và ghi lại âm thanh khi chúng di chuyển qua không khí trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học kết luận “cát biết hát” là hiện tượng phụ thuộc vào kích thước và tốc độ chuyển động của cát, tức là hạt có kích thước khác nhau sẽ di chuyển ở vận tốc khác nhau.

Tuy nhiên, họ vẫn không hiểu làm thế nào chuyển động thất thường lại có thể kết hợp thành những bản nhạc khá mạch lạc. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi chính là sự di chuyển của hạt cát xảy ra đồng thời, hoặc dao động ở cùng một tần số. Hàng ngàn rung động nhỏ kết hợp dễ dẫn đến sự chấn động của không khí, từ đó mà phát ra âm thanh, tác giả chính Simon Dagois-Bohy cho biết.

Cập nhật: 12/06/2024 Theo Báo Đất Việt, ĐSPL, Ouramazingplanet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video