Giết bệnh nhân để cứu sống họ?

Các chuyên gia Mỹ đang triển khai cuộc thí nghiệm táo bạo, phá tan giới hạn lâu nay trong ngành giải phẫu học và thách thức cả quan niệm về y đức.

Những bệnh nhân bị bất tỉnh được đưa đến phòng cấp cứu ở Mỹ do trúng đạn hoặc bị dao chém có thể giật mình khi phát hiện bản thân đột nhiên tham gia vào chương trình thí nghiệm lâm sàng gây sốc. Bác sĩ giải phẫu sẽ rút hết máu trong cơ thể và thay bằng nước muối đông lạnh. Không còn nhịp tim và hoạt động não, những bệnh nhân này về mặt lâm sàng đã chết. Kế đến, bác sĩ sẽ nỗ lực cứu sống họ. Trước đây, bằng cách giảm nhiệt độ cơ thể và làm chậm quá trình trao đổi chất ở bệnh nhân chết lâm sàng, giới bác sĩ hy vọng có thể tranh thủ được thời gian quý báu để vá vết thương hiểm nghèo. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa bao giờ thử nghiệm phương pháp giết bệnh nhân trước khi cứu sống họ như cách tiếp cận của nhóm chuyên gia của Trung tâm y khoa thuộc Đại học Pittsburgh.

Khi chìm xuống hồ băng hoặc nằm ngoài cánh máy bay ở độ cao hơn 11.000m, con người có thể sống sót trong vài giờ dù thiếu khí oxygen nếu cơ thể được giữ lạnh. Vào thập niên 1960, các nhà giải phẫu ở Siberia đã bắt đầu đặt trẻ con trong các hầm băng trước khi thực hiện phẫu thuật tim để nâng cao khả năng sống sót của bệnh nhân nhỏ tuổi. Bệnh nhân thường được làm hạ thân nhiệt trước khi vào phòng mổ. Nhưng liệu pháp giảm thân nhiệt chưa từng được thử nghiệm ở bệnh nhân bị vết thương sâu, và cho đến nay vẫn chưa bác sĩ nào thử thay máu bằng nước muối đông lạnh trong cơ thể người bệnh, theo tờ The New York Times.


Các chuyên gia hy vọng dự án này sẽ sớm được chính thức thông qua vào cuối năm nay - (Ảnh: Shutterstock)

Trong cuộc thí nghiệm của Đại học Pittsburgh do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ, các bác sĩ bắt đầu thực hiện quá trình chữa bệnh đối với những bệnh nhân bị hôn mê sâu và mất quá nhiều máu khiến tim ngừng đập. Ở điều kiện thân nhiệt bình thường, các nhà phẫu thuật chỉ có không đầy 5 phút để khôi phục lưu lượng máu trước khi não bị tổn hại. “Trong những trường hợp như vậy, hết 10 người thì đã có 9 người rưỡi thiệt mạng”, theo trưởng nhóm nghiên cứu là tiến sĩ Samuel A.Tisherman. Đó là lý do nhóm chuyên gia muốn tìm cách nâng khả năng sống sót của bệnh nhân thông qua phương pháp này.

Đầu tiên, bác sĩ Tisherman và đồng sự sẽ chèn ống thông dò vào động mạch chủ của bệnh nhân, thải máu ra ngoài bằng dung dịch muối lạnh cho đến khi thân nhiệt xuống mức 10 độ C. Khi bệnh nhân rơi vào tình trạng chết lâm sàng, các bác sĩ sẽ có khoảng 1 giờ để chữa vết thương trước khi não bị tổn hại. Sau cuộc giải phẫu, họ sử dụng máy tim - phổi nhân tạo với bộ phận hoán nhiệt để đưa máu vào cơ thể bệnh nhân. Máu sẽ từ từ làm ấm cơ thể, và chấn thương có thể xuất hiện trong quá trình này khi tế bào đột ngột được bơm oxygen sau thời gian thiếu hụt. Nếu thành công, tim bệnh nhân sẽ bắt đầu đập lại khi thân nhiệt đạt 30 - 32 độ C. Tuy nhiên, phải mất vài giờ đến vài ngày để ý thức khôi phục.

Tiến sĩ Tisherman lên kế hoạch thử nghiệm phương pháp này trên 10 đối tượng, tiến hành đánh giá trước khi tiếp tục với 10 người khác. Cuộc thí nghiệm đã được triển khai từ tháng 4, mỗi tháng một trường hợp và phải mất vài năm để hoàn thành dự án. Hơn 5 bệnh viện chuyên về chấn thương dự kiến sẽ tham gia, bao gồm Trung tâm y khoa của Đại học Maryland ở Baltimore. Trước lo ngại rằng bệnh nhân có thể lâm vào tình trạng thực vật, tức cơ thể sống nhưng mất ý thức, các chuyên gia ủng hộ phương pháp trên cho hay họ đã hoàn thiện kỹ thuật này sau khi tiến hành trên hàng trăm con chó và heo trong thập niên qua.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video