Gió có thể suy yếu vì biến đổi khí hậu

Tình trạng ấm lên toàn cầu khiến tốc độ gió giảm dần theo thời gian, các chuyên gia khí tượng Mỹ cảnh báo.

Ảnh: blog.nj.com.

Từ trước tới nay giả thuyết về việc hiệu ứng nhà kính làm giảm sức mạnh của gió là chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học, bởi nhiều người cho rằng điều đó không thể xảy ra. Nhưng một nghiên cứu gần đây của Đại học Iowa (Mỹ), chứng minh rằng, tốc độ trung bình và tốc độ tối đa của gió tại Mỹ đã giảm mạnh kể từ năm 1973, đặc biệt là ở miền tây và miền bắc.

"Trong vòng một thập kỷ, tốc độ gió ở các bang phía tây giảm tới 10%", giáo sư Eugene Takle, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Sara Pryor, nhà nghiên cứu khí quyển của Đại học Indinana (Mỹ) và cũng tham gia nghiên cứu của Takle thì khẳng định, số lượng ngày có gió yếu và không có gió tại các bang miền tây cũng tăng lên trong những năm qua. Bản đồ về gió của Mỹ cho thấy tốc độ gió giảm dọc theo con sông Mississippi, đặc biệt là ở phía đông.

Theo Takle, chúng ta có thể giải thích hiện tượng suy giảm sức gió dựa vào cơ chế hoạt động của khí hậu. Khi trái đất ấm lên, mức độ tăng nhiệt của hai cực diễn ra nhanh hơn so với phần còn lại của trái đất. Những nghiên cứu khoa học về nhiệt độ của Bắc Cực đã chứng minh xu hướng này. Điều đó có nghĩa là chênh lệch nhiệt độ giữa hai cực và xích đạo giảm xuống. Khi chênh lệch nhiệt độ giữa địa cực và xích đạo thu hẹp, mức chênh lệch áp suất giữa chúng cũng giảm theo. Chúng ta đều biết chênh lệch khí áp càng lớn thì gió càng mạnh, do đó gió suy yếu khi chênh lệch khí áp tụt xuống.

Nhiều nhà khoa học không tham gia nghiên cứu của Takle đồng ý rằng, có nhiều bằng chứng cho thấy tốc độ gió đang giảm và biến đổi khí hậu có thể là thủ phạm.

Tuy nhiên, Jeff Freedman, một chuyên gia về khí quyển của công ty tư vấn năng lượng AWS Truewind (Mỹ), cho rằng dữ liệu của Takle không phải là bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với tốc độ gió. Theo ông, trong lĩnh vực nghiên cứu khí hậu, người ta cần xem xét mọi nguyên nhân rồi đưa chúng vào mô hình giả lập để kiểm chứng tác động của chúng. Freedman cho rằng tốc độ gió có thể giảm vì một số nhân tố khác. Gavin Schmidt, một nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), cũng nói rằng kết quả nghiên cứu của Takle mâu thuẫn với các mô hình khí hậu (theo đó tình trạng ấm lên toàn cầu không có bất kỳ tác động nào đối với tốc độ gió).

Theo VnExpress (AP)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video