Gió mặt trời làm tê liệt liên lạc nam Trung Quốc

Hôm qua, liên lạc bằng radio ở miền nam Trung Quốc rơi vào tình trạng tê liệt bởi cơn gió mặt trời mạnh nhất trong 4 năm qua.


Luồng hạt mang điện tích phun ra từ vùng thượng quyển của mặt trời.
(Ảnh: treehugger.com)

BBC đưa tin tàu vũ trụ Solar Dynamics Observatory của Mỹ phát hiện một bức xạ cực tím rất mạnh từ một điểm tối trên mặt trời lúc 1h56 GMT hôm 15/2. Ngay trong hôm đó, luồng hạt mang điện tích khổng lồ từ mặt trời làm tê liệt hoạt động liên lạc bằng sóng radio ở miền nam Trung Quốc, Cơ quan Khí tượng Trung Quốc thông báo.

Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), luồng gió mặt trời vừa đổ bộ xuống trái đất thuộc cấp độ X2,2 – mức cao nhất trong vòng 4 năm gần đây.

X là cấp độ mạnh nhất của gió mặt trời. Ở cấp độ X, gió mặt trời có thể gây mất tín hiệu radio và tạo nên những trận bão từ kéo dài, làm tê liệt các mạng viễn thông, lưới điện và vệ tinh nhân tạo”, NASA thông báo.

Gió mặt trời là luồng hạt mang điện tích được giải phóng từ vùng thượng quyển của mặt trời. Chúng mang các hạt electron và proton với mức năng lượng cao. Gió mặt trời được phân loại theo các cấp A, B, C, M và X. Mỗi cấp phía sau có cường độ tối đa gấp 10 lần cấp trước nó.

Trước khi phun cực mạnh hôm 15/2, mặt trời phun ra những luồng hạt cấp độ M và C. Luồng hạt mang điện tích từ mặt trời đang bay về phía trái đất với vận tốc lên tới 900 km mỗi giây.

Một trận bão từ do mặt trời gây nên năm 1973 gây mất điện trên diện rộng tại tỉnh Quebec, Canada khiến 6 triệu người chịu ảnh hưởng.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video