Giới khoa học "rối loạn" vì một hiện tượng chưa từng có tại Bắc cực

AP đăng tải, nhiệt độ tại Bắc cực đang không ngừng gia tăng, khiến các nhà khoa học lo lắng về những hệ quả mà phần còn lại của thế giới sẽ phải gánh chịu.

Thứ 7 tuần trước (20/6), nhiệt độ đo được tại thị trấn Bắc cực Verkhoyansk thuộc Nga, đã lên tới mức kỷ lục là 38 độ C – mức nhiệt chưa từng có trong tiền lệ tại khu vực phía bắc Vòng Bắc cực. Hôm thứ 3 (23/6), Tổ chức Khí tượng học Thế giới cho hay, họ đang xác định lại tính chính xác của nhiệt độ này.


Tấm hình ghi lại nhiệt độ trên mặt đất của vùng Siberia thuộc Nga. Mức nhiệt cao kỷ lục 38 độ C mới đo được tại đây đã khiến nhiều nhà khoa học lo lắng (ảnh: Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus)

"Bắc cực đang cháy theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen – nó đang ấm lên nhanh hơn nhiều so với chúng ta dự đoán về những phản ứng của nó trước mức độ khí CO2 tăng cao và hiện tượng hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyền; tình trạng đó dẫn tới bang tan chảy nhanh chóng và gia tăng cháy rừng", nhà khoa học khí hậu Jonathan Overpeck từ Đại học Michigan cho hay. "Nhiệt độ cao kỉ lục tại Siberia là một tính hiệu cảnh báo".

Trong năm nay, phần lớn vùng Siberia đều ghi nhận nền nhiệt cao bất thường. từ tháng 1-5, nhiệt độ trung bình ở miền trung bắc Siberia đã tăng hơn 8 độ so với nhiệt độ trung bình những năm trước.

Siberia được coi là một trong những khu vực có khí hậu cực đoan nhất trên Trái đất. Đây chính là nơi mà nhiệt độ đã thay đổi "khủng khiếp" tới 106 độ, từ -68 độ thành 38 độ C.

Đối với các nhà khoa học như ông Overpeck, đã tới lúc "gióng lên những hồi chuông cảnh báo". Hiện tượng nóng kéo dài như vậy tại Siberia chưa từng xuất hiện trong hàng nghìn năm và "đó là dấu hiệu khác cho thấy Bắc cực bị ảnh hưởng bởi tình trạng toàn cầu ấm lên nhiều hơn chúng ta nghĩ".

Khu vực Bắc cực thuộc lãnh thổ Nga cũng là một trong những nơi có nhiệt độ tăng cao nhanh nhất thế giới.

Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ gia tăng tại Siberia được cho là do các vụ cháy rừng diễn ra ngày càng nhiều hơn mỗi năm và tình trạng tan chảy của các tầng băng giá vĩnh cửu (permafrost). Theo chuyên gia môi trường từ Đai học Alaska Katey Walter Anthony, tầng băng tan nhanh lại thải ra lượng khí metan khổng lồ vào bầu khí quyển và lan rộng khắp toàn cầu. "Khí methane từ Bắc cực không ở lại Bắc cực mà ảnh hưởng tới toàn thế giới", bà Katey nói.

Còn chuyên gia về khí hậu Judah Cohen từ công ty Nghiên cứu Môi trường Khí quyển tại Boston cảnh báo, những gì diễn ra tại Bắc cực có thể tác động tới thời tiết của cả Mỹ và châu Âu.

Vào mùa hè, nhiệt độ cao bất thường sẽ thu hẹp những chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa Bắc cực và các khu vực có vĩ độ thấp hơn, nơi có nhiều người sinh sống. Điều này góp phần khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan như nóng nực và mưa rào có thể kéo dài lâu hơn ở cùng một nơi.

Cập nhật: 27/06/2020 Theo Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video