H5N1 sống được hơn 1 tháng trong mùa lạnh

Virus cúm gà có thể "thọ" trên 30 ngày trong các giọt chất từ gia cầm trong thời tiết lạnh và gần 1 tuần dưới cái nóng của mùa hè, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định.

Các giọt chất được xem là nguồn truyền bệnh cho cả người và gia cầm. Trong môi trường đó, ví dụ như phân, "virus H5N1 có thể tồn tại ít nhất là 35 ngày ở khoảng 4 độ C. Ở nhiệt độ tầm 37 độ C, virus sống được 6 ngày", WHO cho biết.

Gia cầm nuôi thả là nguồn virus chính. "Chúng thường được thả rong để kiếm thức ăn và rất dễ tiếp xúc với chim hoang hoặc chia sẻ nguồn nước với chúng. Những tình huống đó tạo ra vô vàn cơ hội cho con người nhiễm virus, nhất là khi gia cầm vào nhà hoặc được nhốt trong nhà để tránh thời tiết khắc nghiệt. Đôi khi chúng ở gần nơi trẻ nhỏ chơi hoặc ngủ", WHO lý giải.

Hai mẹ con người Iran mang gà đi tiêu huỷ. (Ảnh: Reuters/Vnexpress)

H5N1 có nhiều đặc tính khác với virus cúm thường, trong đó đáng sợ nhất là thời gian ủ bệnh dài hơn so với virus cúm thường (khoảng 2-3 ngày). Theo dữ liệu mới đây về H5N1, "thời gian ủ bệnh của siêu vi trùng này kéo dài từ 2 tới 8 ngày, thậm chí lâu hơn tới 17 ngày".

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh cúm gà là sốt cao (thường trên 38 độ C), đi kèm triệu chứng cúm. Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng và ngực, chảy máu mũi và lợi cũng xuất hiện sớm. Khi nhiễm virus, tất cả bệnh nhân đều phát triển chứng viêm phổi. Thực trạng hiện nay cho thấy, dấu hiệu thở khó xuất hiện khoảng 5 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Ngoài ra, một số biểu hiện khác là khàn giọng, có tiếng rít khi hít thở và đờm dãi có máu.

"Một đặc điểm rất phổ biến của bệnh cúm gà là sự rối loạn đa nội tạng, chủ yếu liên quan tới thận và tim". WHO khẳng định. Tổ chức này khuyến cáo dùng Tamiflu càng sớm càng tốt trong điều trị cúm gà.

Tuy nhiên, H5N1 còn nắm giữ nhiều bí ẩn. Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao "phần lớn bệnh nhân cúm gà xuất hiện ở nông thôn và trong các gia đình ven đô. Không biết vì lý do gì mà rất ít ca bệnh được phát hiện trong các nhóm nguy cơ cao như chăn nuôi gia cầm công nghiệp, làm việc trong chợ gia cầm sống, tiêu huỷ, bác sĩ thú y và nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân không được bảo hộ tốt. Ngoài ra, vì sao bệnh lại tập trung ở trẻ em và thanh niên vốn khỏe mạnh".

Mỹ Linh (theo Reuters)

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video