Hải cẩu biển giúp cung cấp dữ liệu khí hậu

Theo bài báo do một nhóm các nhà khoa học người Pháp, Úc, Hoa Kỳ và Anh công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences, thiết bị cảm biến hải dương học đặc biệt gắn trên cơ thể hải cẩu voi (voi biển) có thể cung cấp lượng dữ liệu về vùng biển phía Nam lớn gấp 30 lần so với các kỹ thuật thông thường.

Đồng tác giả, tiến sĩ Steve Rintoul thuộc Trung tâm Nghiên cứu khí hậu và hệ sinh thái Nam Cực (ACE CRC) và CSIRO’s Wealth thuộc Tàu nghiên cứu biển quốc gia cho biết: “Thiệt bị này đã cho phép chúng ta lần đầu tiên quan sát được những khu vực biển rộng lớn nằm dưới lớp băng mùa đông”.

“Với những phương pháp hải dương học thông thường, chúng ta không thể quan sát được những khu vực đó, đặc biệt là thềm lục địa Nam Cực nơi những biến đổi quan trọng nhất của các khối nước diễn ra. Chính vì vậy mà cho đến nay khả năng thể hiện các vùng biển vĩ độ cao và biển băng của chúng ta trong các mô hình khí hậu và hải dương học còn nhiều hạn chế”.

Thiết bị cảm biến hải dương học đặc biệt được gắn trên cơ thể hải cẩu voi có thể cung cấp lượng dữ liệu về vùng biển phía Nam lớn gấp 30 lần so với các kỹ thuật thông thường. (Ảnh: Tiến sĩ Martin Biuw).

Đồng tác giả, giáo sư đại học Tasmania Mark Hindell cho biết dữ liệu từ hải cẩu voi bổ sung cho hình thức lấy mẫu hải dương học truyền thông từ tàu bè, vệ tinh và các phao trôi dạt. Ông nói: “Bằng cách cung cấp dữ liệu biển bên dưới mặt băng, những con hải cẩu đang giúp chúng ta thành lập hệ thống quan sát biển toàn cầu cần thiết trong việc dò tìm và nắm bắt những thay đổi của đại dương”.

Vùng cực có vai trò quan trọng đối với hệ thống khí hậu của trái đất và đang thay đổi nhanh hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Ở bán cầu nam, những quan sát hạn chế thu thập được cho thấy vùng cực thuộc vùng biển phía Nam đã ấm lên nhanh hơn mức trung bình trên toàn cầu. Những khối nước đậm đặc hình thành gần Nam Cực và di chuyển đến vĩ độ thấp hơn thì mát đi ở một số địa điểm và ấm lên ở một số địa điểm khác. Thay đổi ở vùng cực có vai trò quan trọng vì nó bao gồm dòng chảy, băng biển và chu kỳ cacbon có khả năng đẩy nhanh tốc độ thay đổi.

Hải cẩu di chuyển 35-65 km một ngày với 16.500 hồ sơ dữ liệu thu được từ 2004-2005. Trong đó, 8000 hồ sơ thu được phía nam 60S, gấp 9 lần những gì thu được từ phao trôi dạt và tàu bè. 4.520 hồ sơ thu được từ vùng biển băng, gấp 30 lần lượng dữ liệu thông thường. Những con hải cẩu lặn đến độ sâu trung bình khoảng hơn 500 mét và tối đa gần 2000m. Nhóm nghiên cứu Úc bao gồm các nhà khoa học từ CSIRO, ACE CRC, đại học Tasmania, trung tâm Khoa học biển và Đại học Charles Darwin.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video