Hải lưu Bắc Đại Tây Dương nung nóng Bắc Cực

Di chuyển giữa Greenland và Na Uy, dòng hải lưu Bắc Đại Tây Dương mang theo luồng nước ấm nhất trong 2.000 năm qua đang bị cho là nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ tàn phá đối với biển băng Bắc Cực.


Biển băng ở bắc cực

Đó chính là kết luận của nhóm các chuyên gia quốc tế theo báo cáo trên chuyên san Science trong tuần qua.

Họ đã ghi nhận sự thay đổi nhiệt độ khi nghiên cứu lớp carbonate của những sinh vật phù du nhỏ xíu hiện diện ở đáy biển tại Eo Fram, ngoài khơi đảo Western Svalbard.

Qua nghiên cứu trên, trưởng nhóm Robert Spielhagen, công tác tại Viện Khoa học và Nhân văn ở Mainz, Đức và đồng sự phát hiện dòng hải lưu có tên Lớp nước Đại Tây Dương Bắc Cực (Arctic Atlantic Water Layer - AAWL) không chỉ ấm kỷ lục trong 20 thế kỷ qua mà nó còn mang theo một khối lượng nước khổng lồ.

"Cả hai hiệu ứng - từ nhiệt độ tăng đến khối lượng nước lưu chuyển cao - đã đổ một lượng nhiệt lớn vào biển Bắc Cực. Dù không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa AAWL với bề mặt biển Bắc Cực, sự gia tăng một lượng nước ấm lớn như vậy vẫn dẫn đến những hậu quả khôn lường”, theo báo cáo trên Science.

Nước ở Eo Fram đã ấm lên 3,5 độ F (-15,83 độ C) trong thế kỷ qua, sự tăng nhiệt mà chuyên gia Spielhagen gọi là hết sức khác biệt trong tất cả các sự kiện thay đổi khí hậu trong 2.000 năm trở lại đây. Trên thực tế, nhiệt độ không khí tại Greenland tăng khoảng 7 độ F (-13,89 độ C) trong vài trăm năm nay.

Trong tuyên bố chung của ĐH Colorado-Boulder, Trung tâm Dữ liệu Tuyết và Băng quốc gia (Mỹ), ước tính từ năm 1979 đến 2009, biển băng Bắc Cực đã mất một khu vực có diện tích rộng hơn cả bang lớn nhất của Mỹ là Alaska (1,71 triệu km2).

Chuyên gia Thomas Marchitto của ĐH California, đồng tác giả cuộc nghiên cứu trên cho hay, nước biển lạnh đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự hình thành biển băng, và ngược lại, biển băng giúp giải nhiệt Trái đất bằng cách phản xạ ánh sáng trở lại vũ trụ.

"Biển băng còn cho phép nhiệt độ không khí của Bắc Cực giữ ở mức thật lạnh bằng cách hình thành một tấm chăn cách nhiệt lên đại dương. Nước ấm lên có thể dẫn đến hậu quả khủng khiếp là gây tan băng tại nơi đây”, Marchitto nói.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video