Hang động: Nhà bảo tàng tự nhiên

Nhiều hang động trên thế giới còn lưu giữ lại được những chứng tích sống của một thời kỳ cách nay hàng chục ngàn năm...

Năm 1879, ở Cantabria (phía bắc Tây Ban Nha), cách Santander 30km, người ta đã phát hiện ra hang Altamira.

Trong hang động này còn giữ nguyên vẹn bộ xương của loài gấu tiền sử (đã bị tuyệt chủng, tên khoa học là Ursus spelaeus, thường gọi là gấu hang vì hóa thạch xương của chúng hầu như được tìm thấy trong các hang động), và ngoài ra còn có những khúc xương của loài hươu khổng lồ sống cách đây hơn 10.000 năm (thời đó những con hươu này to bằng con bò). Trên trần của hang cũng có những bức vẽ về bò rừng, ngựa hoang và cả lợn rừng. Các họa sĩ thời đó dùng đất đỏ và than củi là màu vẽ chủ yếu.

Tất cả những mẫu vật đó đều có độ tuổi khoảng 12.000 năm, được tìm thấy năm 1940 trong hệ thống hang động ở Pháp có tên là Lascaux. Những bức vẽ ở Lascaux có độ tuổi là 13-25.000 năm tuổi, thể hiện hình ảnh những con vật như ngựa hoang, bò rừng châu Âu, gấu và hươu khổng lồ.


Động Postojna (Ảnh: Softpedia News)

Hang động Montespan gần đó với 20.000 năm tuổi cũng có những hình vẽ về voi mamut, ngựa, bò rừng, hươu và linh cẩu. Tại đó người ta cũng tìm thấy những tượng gấu và sư tử nhỏ làm bằng đất sét.

Trong năm 1959, các nhà khoa học đã phát hiện 55 bức tranh về động vật trong hang Kapov ở miền nam Ural, Nga như: voi mamut, hươu khổng lồ, ngựa, gấu, sư tử, tê giác cổ đại (có bộ lông dày, tên khoa học là Coelodonta antiquitatis). Chất tạo màu chủ yếu các nghệ sĩ bấy giờ sử dụng là đất sét đỏ hoặc vàng, hoặc than củi.

Trong Hang Gấu (Bears’ Cave) ở phía tây Romania, năm 975, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy 140 bộ xương của loài gấu cổ đại với độ tuổi là 15.000 năm.

Năm 1818, hang động nổi tiếng Postojna ở phía tây nam Slovenia cũng đã được phát hiện. Hang động này không phải nổi tiếng là nhờ chiều cao đáng kể 33m, những cây cột to lớn, độ tuổi hay những cây thạch nhũ và măng đá đẹp mắt, mà là bởi đây là là nơi trú ngụ của loài động vật lưỡng cư sống trong hang: loài kỳ giông mù Proteus. Tại những hang động Cuban người ta cũng tìm thấy những loài cá mù.


Loài kì giông mù Proteus trong động Postojna. (Ảnh: Softpedia News)

Hang động nổi tiếng nhất nước Mĩ là Động voi Mamut (Mammoth Cave), ở Kentucky. Đây là hang động dài nhất thế giới với chiều dài là 591km, cắt ngang Sông Xanh (Green River). Khách đến đây có thể đi tham quan động bằng ôtô, thuyền,bè...

Holloch ở Thụy Sĩ là động lớn nhất ở châu Âu (thứ 2 trên thế giới) với chiều dài 190km. Hang động sâu nhất là Gouffre Berger (Pháp) với độ sâu là 1.122m.

Trên những ngọn núi của Đảo Majorca (thuộc quần đảo Balearic, Tây Ban Nha) có rất nhiều hồ nước mặn và nước ngọt.

Động băng lớn nhất trên thế giới, dài 42km, là Eisriesenwelt (Áo), cách thành phố Salzburg 40km.

Cách thủ đô Bogota của Columbia 40km là Nhà thờ muối nổi tiếng (Salt Cathedral) với 100 năm tuổi, và được xây dựng trong đường hầm của một mỏ muối có độ sâu là 200m. Nơi này có sức chứa lên tới 10.000 người, và hoàn toàn có thể làm lu mờ hình ảnh nhà thờ Notre Dame của Pari (Pháp).


Hình vẽ ngựa hoang trên vách động Lascaux. (Ảnh: Softpedia News)

Mạnh Đức

Theo Softpedia News, VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video