Hàng tỉ con virus đang rơi vào đầu chúng ta mỗi ngày mà chẳng ai hay biết

Hóa ra đây là cách virus có thể di chuyển từ châu lục này đến châu lục khác mà không cần đến vật chủ là sinh vật sống.

Trái đất cho đến thời điểm hiện tại vẫn là nơi duy nhất trong vũ trụ có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Cũng tại cái địa điểm duy nhất này, sự sống thực sự có mặt ở mọi nơi, nếu tính cả các vi sinh vật nữa - bao gồm vi khuẩn và virus.

Nhưng theo như một nghiên cứu mới đây, quy mô của lũ vi sinh vật này lớn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Chúng thậm chí giăng kín bầu trời, rồi rơi xuống đầu chúng ta với số lượng cực kỳ lớn.


Virus đi khắp khí quyển, rồi theo mưa, theo các phân tử bụi mà rơi xuống.

Cụ thể, nghiên cứu do nhóm chuyên gia từ Mỹ, Canada và Tây Ban Nha thực hiện, được đăng trên tạp chí International Society for Microbial Ecology. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 800 triệu con virus trên mỗi mét vuông đất liền hiện nay.

"Con số này tương đương với 25 con virus cho mỗi người dân ở Canada" - trích lời tiến sĩ Curtis Suttle từ ĐH British Columbia.

Các nhà vi sinh vật học đã phải cố gắng tìm hiểu xem tại sao có những con virus hoàn toàn giống nhau lại xuất hiện ở cách nhau đến nửa vòng Trái đất. Trước đó, khoa học vốn đã xác định được vi khuẩn và virus thường gắn với các phân tử trôi nổi trong khí quyển, nằm phía trên "lớp biên hành tinh" (planetary boundary layer - PBL).

Tuy nhiên, số lượng các vi sinh vật phân bổ trong các phân tử ấy - đặc biệt là số theo mưa rơi xuống thì chưa từng được điều tra. Và bây giờ, chúng ta đã có câu trả lời.

Các nhà nghiên cứu đã phải đặt các mẫu thu thập tại những ngọn núi cao (như núi Nevada ở độ cao 3.000m), nhằm ngăn không cho mẫu bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, họ còn thiết lập những mô hình di chuyển của không khí, nhằm xác định được nguồn gốc của số vi khuẩn ấy là như thế nào.


Virus nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều, nên rõ ràng khả năng phân bổ của chúng sẽ lớn hơn.

Kết quả thí nghiệm cho thấy nếu có đủ điều kiện, khoảng 7 tỉ phân tử mang virus sẽ rơi xuống đất mỗi ngày. Cụ thể, nếu như không khí có chứa các phân tử siêu nhỏ (< 0,7micron), lượng virus sẽ rơi xuống nhiều hơn. Còn nếu là những ngày mưa nặng hạt, chứa nhiều phân tử cỡ lớn như bụi, cát (> 0,7micron), lượng vi khuẩn bị phân tán sẽ tăng lên đáng kể. Nhưng nhìn chung, tỉ lệ phân bổ của virus cao hơn vi khuẩn từ 9 đến 461 lần.

Trên thực tế, virus nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều, nên rõ ràng khả năng phân bổ của chúng sẽ lớn hơn. Có điều, quy mô của virus lại quá lớn, khiến các nhà khoa học cảm thấy thật khó tin.


Có những loại virus với bộ gene tương đồng, nhưng xuất hiện ở hai nơi cách rất xa nhau trên Trái đất.

"Khoảng 20 năm trước, chúng ta nhận thấy những virus có bộ gene gần như tương đồng, nhưng lại xuất hiện ở những khu vực cách nhau rất xa trên thế giới" - Suttle chia sẻ.

"Hóa ra, chúng có thể di chuyển khắp khí quyển, và điều này có thể giải thích tại sao virus có thể quét từ châu lục này đến châu lục khác".

*PBL là ranh giới giữa khu vực khí quyển tĩnh lặng trên cao (ở độ cao từ 1000 - 16.000m) với vùng khí quyển chịu ảnh hưởng của hệ thống thời tiết thấp hơn.
Cập nhật: 09/02/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video