Hãy nhìn nước tiểu để đoán bệnh

Màu nước tiểu có thể tiết lộ rất nhiều về tình trạng sức khoẻ của bạn. Một nhà nghiên cứu khuyến cáo điều đó sau khi tỏ ý lo ngại rằng y học hiện đại có thể đã bỏ qua công cụ chẩn đoán được thời gian kiểm chứng này.

Các bác sĩ Trung cổ soi nước tiểu trước ánh sáng. (Ảnh: ABConline)
Tiến sĩ Carole Foot, từ Bệnh viện Prince Charles tại Queensland (Australia) cho biết phương pháp kiểm tra nước tiểu cổ điển có thể giúp bác sĩ theo dõi việc cho bệnh nhân uống thuốc, chỉ ra bệnh tật và trong một số trường hợp còn tránh được các xét nghiệm tốn kém và gây đau đớn.

Những người Hy Lạp cổ đại lần đầu tiên chẩn đoán bệnh rối loạn máu hiếm gặp porphyria bằng cách quan sát màu nước tiểu và thậm chí còn đặt tên căn bệnh này bằng một từ Hy Lạp có nghĩa là màu tía. Đến thời Trung cổ, khi việc phân tích nước tiểu trở nên phổ biến, các mẫu vật thường được kiểm tra trong một cái ly, giơ dưới ánh sáng.

Foot cho biết phân tích nước tiểu vẫn có thể có ích ngày nay. Bà cho biết ý tưởng này xuất hiện sau khi đi thăm một phòng bệnh và phát hiện thấy một số bệnh nhân có nước tiểu đổi màu.

Theo Foot, nước tiểu có thể cung cấp thông tin về việc bệnh nhân có sử dụng một số loại thuốc hay đang bị điều trị quá liều hay không. Chẳng hạn, propofol, một loại thuốc giảm đau thường dùng trong các khoa hồi sức cấp cứu, sẽ biến nước tiểu thành màu hồng nếu sử dụng đúng liều, và đổi sang màu xanh lục nếu bệnh nhân uống nhiều quá.

"Dấu hiệu này cho thấy cần phải giảm bớt lượng propofol kê cho bệnh nhân", bà nói.

Và kháng sinh rifampicin - được dùng như thuốc phụ trợ cho các kháng sinh khác và đôi khi để chữa bệnh lao - sẽ chuyển màu nước tiểu và các chất bài tiết khác sang màu nước mắt (màu cam) khi nó được hấp thụ đúng liều.

Nhìn nước tiểu đoán bệnh
"Nếu bạn lấy một mẫu nước tiểu và nó có màu cam thì bạn biết rằng bệnh nhân đã uống thuốc", Foot nói.

Trong khi đó, nước tiểu có màu nước chè hay nâu sẫm có thể chỉ thị cho bệnh nhiễm khuẩn ở những người từng phẫu thuật tim hoặc van tim, bởi nó chứng tỏ bệnh nhân bị vỡ các tế bào máu đỏ.

Nước tiểu chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với không khí có thể là dấu hiệu của alkaptonuria - một rối loạn enzyme hiếm gặp gây ra bất thường ở da và sụn. Ngoài ra, bệnh gout có thể tạo ra nước tiểu màu hồng.

Hiển nhiên ngày nay còn nhiều phương án chẩn đoán khác nữa. Tuy nhiên, "thật thú vị là cách thức chẩn đoán nhiều căn bệnh lại được dựa trên kinh nghệm của những người ở thời Trung cổ", Foot nói.

Ngoài ra, việc chẩn đoán này còn có thể giúp loại bỏ những biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn nước tiểu màu đỏ có thể khiến bác sĩ nhanh chóng đi đến kết luận có điều gì không hay. Đó là bởi màu đỏ chứng tỏ đã có sự chảy máu và máu trong nước tiểu hầu hết đều đồng nghĩa với sự bất thường.

Tuy nhiên, một câu hỏi đơn giản cũng có thể làm sáng tỏ vấn đề rằng nước tiểu đỏ bởi vì bệnh nhân đang hành kinh. Ăn nhiều củ cải đường, quả mâm xôi và cây đại hoàng cũng có thể biến nước tiểu thành màu đỏ, trong khi nước tiểu màu xanh lơ - lục có thể là bằng chứng về việc bệnh nhân đã uống quá nhiều thuốc sát trùng.

Ở người khoẻ mạnh, nước tiểu từ gần như không màu tới màu vàng nhạt, nhờ sắc tố urochrome. Nhưng khi urochrome tập trung quá nhiều, nước tiểu có thể vàng sậm hoặc nâu, chứng tỏ đã đến lúc bệnh nhân phải uống thêm nước.

Tuy nhiên, chẩn đoán bằng nước tiểu không phải luôn chính xác, Foot nói, bởi vì mức pH của nước tiểu và các nhân tố gene di truyền có thể ảnh hưởng tới việc các loại vật chất làm biến màu của nó.

Thuận An

Theo ABConline, VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video