Hãy xem cỗ máy bảo vệ Kim tự tháp để thấy người Ai Cập cổ thông minh cỡ nào

Những kĩ sư Ai Cập cổ đại đã bỏ rất nhiều công sức để thiết kế nên những hệ thống an ninh cho lăng mộ Pharaoh.

Để bảo vệ lăng mộ của các Pharaoh Ai Cập thì chỉ với bùa chúlời nguyền cổ thì không đủ, các nhà thiết kế cổ đại còn đưa vào hàng tá bẫy nữa.

Các nhà khảo cổ Ai Cập vừa tái tạo lại một trong những cỗ máy cổ xưa được sử dụng như bẫy trong Kim Tự Tháp Giza trên với công nghệ kĩ thuật số. Những bẫy này để ngăn chặn những kẻ trộm mộ muốn đánh cắp đi những của cải và bảo vật được chôn giấu cùng Pharaoh, hay chỉ đơn giản là những kẻ phá hoại căm ghét Pharaoh không muốn ông được yên nghỉ.


Kim tự tháp Giza.

Những "hệ thống an ninh" này được nghiên cứu từ đầu thế kỷ 19, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ sử dụng máy tính để lập lại một mô hình bẫy này, để biểu diễn một cách chính xác hoạt động của chúng.

Kim Tự tháp Giza, kì quan duy nhất trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại còn đứng vững, là lăng mộ chôn cất Pharaoh Khufu, người đã trị vì Ai Cập trong triều đại kéo dài từ năm 2551 Trước Công Nguyên tới năm 2528 Trước Công Nguyên. Bên trong kim tự tháp là một lăng mộ cho chính Pharaoh, một phòng riêng cho hoàng hậu và một phòng ngầm dưới mặt đất.


Pharaoh Khufu.

Hiện tại, đã phát hiện ra ba phòng lớn trong Kim Tự Tháp Giza - phòng nền nằm trên nền móng đá, hỗ trợ toàn bộ cấu trúc lớn của toàn bộ kim tự tháp, hai phòng trên được gọi là Phòng Vua và Phòng Hoàng Hậu. Vươn ra từ tường phía Bắc và phía Nam của Phòng Hoàng Hậu là hai đường hầm rộng và cao 20cm, được chặn bởi cửa đá. Không ai biết ai đường hầm này có công dụng gì, nhưng có những giả thuyết cho rằng hai đường hầm đó dẫn tới một phòng bí mật nữa.

Nhà khảo cổ người Mỹ Mark Lehner, người đã khám phá bí ẩn tại lăng mộ lớn này 30 năm ròng, nói rằng người Ai Cập cổ sẵn sàng bỏ rất nhiều công sức để ngăn chặn những kẻ đào mộ đến cướp bóc và phá phách.

Một trong những hệ thống an ninh phức tạp nhất, là "chiếc máy cổ đại", giữ những viên đá tảng cực lớn trong bức tường của kim tự tháp, cho tới khi thi hài của vua Khufu được đặt xuống yên nghỉ.


Những phiến đá lớn tại cửa của đường vào lăng mộ Pharaoh Khufu.

Về cơ bản, phía bên trong của kim tự tháp, những tảng đá lớn được chứa tại trần lăng mộ của pharaoh Khufu, được dẫn đường bởi những đường rãnh khắc bên trong tường. Khi pharaoh Khufu chính thức được đặt xuống, những viên đá lớn này sẽ rơi xuống, chặn hết những đường hầm dẫn vào khu lăng mộ.

Hệ thống đơn giản nhưng phức tạp này tạo thành một lớp bảo vệ lăng mộ khỏi những kẻ nhòm ngó từ bên ngoài, nhưng có vẻ là hệ thống an ninh không hiệu quả lắm, bởi lẽ giáo sư Lehner nghĩ rằng vào khoảng giữa năm 2528 Trước Công Nguyên và năm 2134 Trước Công Nguyên, toàn bộ khu lăng mộ của pharaoh Khufu đã bị những kẻ đào mộ thăm viếng.


Các phiến đá sẽ trượt theo đường dốc dài xuống dưới, chặn đứng đường vào.

Dù vậy, các nhà khảo cổ học nghĩ rằng việc hiểu được hệ thống an ninh của kim tự tháp sẽ dẫn họ đến với những phòng bí mật được giấu kín hàng nghìn năm rồi. Thực tế, một vài nhà nghiên cứu nghĩ rằng lăng mộ thực sự của pharaoh Khufu vẫn còn nằm sâu bên trong kim tự tháp, tất cả những phòng ngoài đều chỉ là chiêu trò đánh lừa của những nhà kiến trúc sư cổ xưa.

Pharaoh Khufu không phải là vị Pharaoh duy nhất có thể có những đường hầm bí mật trong khu kim tự tháp của mình. Vào hồi tháng Ba, các nhà khoa học nghiên cứu lăng mộ của Tutankhamun tìm thấy những bằng chứng cho rằng đằng sau bức tường của chính phòng chứa thi hài vua Tut. Những nghiên cứu sâu hơn về căn phòng bí mật ấy vẫn đang được tiến hành.


Ấn khóa lăng mộ của pharaoh Tutankhamun.

Cập nhật: 23/07/2016 Theo genK.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video