Hệ thống thoát hiểm có thể cứu mạng tỷ phú Jeff Bezos

Hệ thống thoát hiểm sẽ giúp khoang tàu tách ra khi phương tiện gặp nạn và đưa Jeff Bezos cùng những hành khách khác hạ cánh an toàn.

Khi Jeff Bezos bay vào vũ trụ vào ngày 20/7 tới, ông sẽ đối mặt với rủi ro lớn. Tàu New Shepard đã bay thành công 15 lần từ năm 2015 tuy nhiên chưa từng chở người. Vì vậy, dù đây là hệ thống phóng tương đối đáng tin cậy, các tên lửa vẫn luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ. "Việc bay bằng tên lửa nguy hiểm gấp 10.000 lần so với máy bay thương mại", George Nield, cựu phó giám đốc ở Cục quản lý Hàng không Liên bang, cho biết. "Để tìm hiểu làm thế nào để bay an toàn và tiết kiệm chi phí hơn, chúng ta cần tích lũy kinh nghiệm thông qua bay nhiều hơn".


Tỷ phú Jeff Bezos trong khoang tàu New Shepard. (Ảnh: Reuters).

Đồng hành cùng với Bezos trên tàu New Shepard của Blue Origin là em trai ông - Mark Bezos, phi công 82 tuổi Wally Funk và sinh viên 18 tuổi người Hà Lan Oliver Daemen. Con tàu sẽ chở họ tới rìa vũ trụ, nơi họ sẽ trải qua trạng thái không trọng lực trong 3 phút và ngắm nhìn quang cảnh tuyệt vời. Khoảng 1% chuyến bay chở người vào không gian ở Mỹ kết thúc với tai nạn gây tử vong, theo một phân tích mà Nield là đồng tác giả hồi đầu năm.

Tuy nhiên, giống như nhiều hệ thống phóng khác, tàu New Shepard trang bị hệ thống thoát hiểm. Nếu tàu phóng hỏng, khoang tàu chở hành khách được lập trình để tự tách khỏi tên lửa và bay đi, theo Gary Lai, giám đốc thiết kế tàu New Shepard.

Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, Bezos và những hành khách khác sẽ cất cánh từ bệ phóng ở Texas của Blue Origin vào 20h hôm 20/7 theo giờ Hà Nội. Tàu New Shepard sẽ bay vọt qua khí quyển trước khi lao qua rìa vũ trụ. Toàn bộ chuyến bay đều tự động, do đó không có phi công điều khiển trên tàu.

Trong khoảng 3 phút, Bezos và những hành khách đồng hành sẽ cảm nhận được trạng thái không trọng lượng. Họ có thể trôi nổi trong cabin tàu, ngắm nhìn Trái đất bên dưới. Khi tàu hạ cánh, khoang tàu sẽ bung 3 chiếc dù và đáp an toàn xuống sa mạc ở Texas. Đây là tình huống tốt nhất. Nhưng Blue Origin cũng chuẩn bị cho tình huống xấu bằng cách thử nghiệm hệ thống thoát hiểm của khoang tàu ba lần trên bệ phóng, giữa không trung và trong không gian.

Trong thử nghiệm đầu tiên năm 2012, khoang tàu tự phóng từ giá đỡ trên mặt đất, cho thấy nó có thể thoát khỏi tai nạn trên bệ phóng. Sau đó, năm 2016, Blue Origin thử nghiệm hệ thống ở độ cao lớn hơn. Khoang tàu bắn ra từ tên lửa giữa chuyến bay, trong điều kiện căng thẳng nhất.

Năm 2018, công ty đưa hệ thống thoát hiểm vào thử nghiệm trong không gian. Sau khi tàu New Shepard bắt đầu rơi, khoang tàu lập tức khai hỏa động cơ đẩy và vọt đi trong khí quyển Trái đất trước khi hạ thấp và mở dù để tiếp đất. Như vậy, nếu tàu New Shepard nổ ở bất cứ đâu, khoang tàu đều có thể chở hành khách an toàn.

Cập nhật: 19/07/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video