Hiểm hoạ từ những hóa chất diệt côn trùng

Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc khoa Y tế và phóng xạ - đại học Granada hợp tác với Escuela Andaluza de Salud Pública đã phát hiện 100% những người Tây Ban Nha được phân tích đều có mang một loại hợp chất hữu cơ “cứng đầu” (POC) trên cơ thể họ. Hợp chất này được phân vào nhóm những chất có hại cho sức khỏe con người trên toàn thế giới. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống, thậm chí là không khí. Chúng tích tụ trong các mô mỡ của con người và dễ dàng xâm nhập vào các cơ quan cũng theo những con đường kể trên.

Nghiên cứu được tiến hành theo ý tưởng của Juan Pedro Arrebola Moreno dưới sự hướng dẫn của các giáo sự Piedad Martín Olmedo, Nicholás Olea Serrano và Mariana F.Fernández Cabrera. Theo đó độ nhiễm POC ở những người dân thuộc hai khu vực: thành thị (trung tâm thành phố Granada) và bán nông thôn (Montril) được xác định nhằm tìm ra nhân tố quyết định liên quan đến chế độ ăn, lối sống, hoạt động hoặc cư trú.

387 người trưởng thành tham gia tự nguyện trải qua phẫu thuật tại bệnh viện Santa Ana de Montril và bệnh viện San Cecilio de Granada. Các bác sỹ sẽ lấy mẫu mô mỡ trong cơ thể họ và họ sẽ tham gia trả lời một bảng câu hỏi về quá trình cư trú, lối sống, thói quen ăn uống và các hoạt động của mình.

Phân tích POC

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích các mẫu thí nghiệm và xác định 6 loại POC có nồng độ khác nhau:

- DDE: chất chuyển hoá chủ yếu trong DDT, một loại thuốc trừ sâu được dùng ở Tây Ban Nha đến tận cuối những năm 80.
- Hexachlorobenzene: loại thuốc diệt nấm và là sản phẩm của một số quy trình trong công nghiệp hiện nay.
- PCB: hợp chất gắn liền với các quy trình công nghiệp.
- Hexaclorociclohexano: thuốc diệt côn trùng và hiện vẫn được dùng nhằm điều trị ghẻ hoặc chấy rận.

Qua phân tích 387 người có mang POC trên cơ thể. Hợp chất này được phân vào nhóm những chất có hại cho sức khỏe con người trên toàn thế giới. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống, thậm chí là không khí. (Ảnh: iStockphoto/Vladisplay Gurfinkel)

Qua nghiên cứu, phát hiện 100% đối tượng có DDE trên cơ thể - đây vốn là một loại chất đã bị cấm ở Tây Ban Nha. Thêm vào đó cũng xuất hiện một số loại chất phổ biến khác như PCB-153 (có trên 92% số người tham gia), HCB (91%), PCB-180 (90%) và HCH (84%).

Juan Pedro Arrebola Moreno cho biết tỉ lệ chất độc ở phụ nữ cao hơn đàn ông, ở người lớn tuổi cao hơn người trẻ tuổi hơn. “Có lẽ là do sự tồn tại dai dẳng của những loại chất này trong môi trường khiến chúng lan rộng trong chuỗi thức ăn và tích tụ dần qua thời gian”. Ông cho biết thêm, có một giả thuyết gọi là “Efecto Cohorte(Hậu quả Cohort) đã giải thích tại sao người lớn tuổi lại có tỉ lệ cao các chất độc này. Theo giả thuyết nêu trên, những người sinh ra vào thời điểm ô nhiễm với mức độ cao thì phải chịu hậu quả lớn hơn những người sinh ra khi những loại chất độc này bị cấm.

Tác động của chế độ ăn

Nghiên cứu chỉ rõ chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc quy định nồng độ POC. Nếu chúng ta ăn nhiều đồ ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhiều chất béo thì chỉ càng làm tăng thêm độc tố trong cơ thể.

Juan Pedro Arrebola Moreno nói: “Một số nghiên cứu tiến hành tại Tây Ban Nha cũng đã tiến hành kiểm tra tỉ lệ POC trên các mẫu dân số. Điều đó cũng có nghĩa là một số loại hợp chất trên tổng dân số nói chung vẫn chưa được phát hiện”. Do đó, nghiên cứu này sẽ đi sâu tìm hiểu những hợp chất POC và xác định các nhóm dân cứ có nguy cơ bị nhiễm cao hơn nhằm mở đường cho những nghiên cứu về sau tìm hiểu về nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.

Nghiên cứu là một phần dự án được tổ chức FIS và chính quyền khu vực Andalusia tài trợ với sự tham gia của đại học Granada, Escuela Andaluza de Salud Pública, bệnh viện Santa Ana và bệnh viện San Cecilio.

Trà Mi (Theo ScienceDaiy)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video